Trước tiên ở thời điểm hiện tại khi cổng USB 2.0 vẫn là cổng phổ biến trên mọi máy tính cá nhân, các nhà thiết kế và nhà sản xuất vẫn sẽ chọn cổng USB 2.0 sản xuất ra các thiết bị giải mã âm thanh DAC đáp ứng tính tương thích với mọi thiết bị phổ thông nhất và còn 1 yếu tố quan trọng hơn nữa là tốc độ nhanh hơn hoàn toàn không cần thiết cho tốc độ truy xuất của các file nhạc lossless cho dù là file nhạc được lưu ở định dạng cao nhất có dung lượng file lớn nhất.
Không phủ nhận cổng USB 3.0 và cổng Thunderbolt cung cấp băng thông lớn hơn nhưng thực sự giao diện thiết kế để các Music Server hay các bộ giải mã DAC lại không cần tốc độ nhanh đến vậy.
Bạn hãy tưởng tượng 1 cao tốc có 2 làn (USB 2.0) và cao tốc 3 làn (USB 3.0) nhưng tốc độ cho phép ở cả 2 cao tốc này giới hạn chỉ 120km/h vậy cao tốc 3 làn chỉ có thế mạnh là có thể lưu thông được số lượng xe nhiều hơn cao tốc 2 làn chứ thời gian để đi hết quãng đường là như nhau, mặt khác nếu mật độ xe cộ vắng thì cao tốc 3 làn (USB 3.0) cũng chỉ quang đãng hơn cao tốc 2 làn chứ không làm cho các xe đến điểm cần đến nhanh hơn, so sánh việc chuyển dữ liệu âm thanh từ PC đến giải mã DAC qua cáp USB AUDIO chúng ta có thể hình dung với số lượng xe cộ không nhiều hơn nhu cầu hiện tại nên hạ tầng cao tốc 2 làn (USB 2.0) vẫn đang dư sức để đáp ứng, để giải thích vì sao không cần nhiều hơn các bạn đọc qua các công thức tính toán băng thông của các định dạng file nhạc dưới đây lúc đó sẽ hình dung dễ hơn việc cáp USB AUDIO 2.0 là dư sức để vận chuyển tốt mọi định dạng âm thanh.
Chúng ta biết rằng băng thông (tốc độ truyền) tối đa ở USB 2.0 là 480Mbps = 480.000.000 bit mỗi giây.
Lấy ví dụ về định dạng WAV là kết quả của quá trình rip không nén từ đĩa CD về máy tính PC. Sẽ có những thông số sau đây để tính ra mỗi phút cáp âm thanh USB AUDIO cần chuyển bao nhiêu MB.
-Tần số lấy mẫu của file Wave là: 44.100Hz
- 2 Kênh (Stereo)
- 16 bit (8bit cho 1 kênh x 2 = 16Bit) và 16Bit là 2 Byte vì mỗi Byte là 8Bit.
Để biết 1 phút cáp USB AUDIO cần chuyển bao nhiêu MB dữ liệu ta sẽ tính như sau:
44.100Hz x 2 kênh x 2 Byte x 60 giây = 10.584.000 byte = 10.1 MB/phút
Ta có thể làm thêm 1 phép tính nữa với file nhạc Hi Res có độ phân giải 96Khz, độ sâu bit là 24Bit
96.000Hz x 2 Kênh x 3 Byte x 60 giây = 34.560.000 byte = 33,75MB/Phút
Nếu để ý ta sẽ thấy 1 đĩa CD AUDIO phổ thông thường có dung lượng 750MB sẽ lưu được 74 phút nhạc chính là vì mỗi phút nó cần 1 lượng dữ liệu khoảng 10MB .
Muốn biết lượng băng thông cần thiết cho mỗi giây khi cáp USB AUDIO vận chuyển file nhạc WAV là bao nhiêu ta tính như sau:
44.100Hz x 2 Kênh x 16 Bit = 1411Kbps
1411Kbps chính là băng thông của định dạng file WAV chạy qua cáp USB AUDIO trong mỗi giây
Qua các phép tính trên để thấy rằng băng thông cần thiết cho cáp âm thanh USB AUDIO 2.0 chuyển tín hiệu các file nhạc lossless là đang vẫn dư thừa hiệu năng với tốc độ 480MB/giây do đó bổ sung USB 3.0 hay các chuẩn khác có tốc độ nhanh hơn cho chuẩn kết nối cáp âm thanh USB AUDIO là việc làm không cần thiết thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu cực ở góc độ kỹ thuật.
Và thực tế dù cáp âm thanh USB AUDIO có tốc độ nhanh hơn nữa nhưng các trình điều khiển âm thanh USB AUDIO DRIVER do các nhà sản xuất thiết bị giải mã âm thanh chỉ viết ở giao diện USB 2.0 như đã nói vì nó có tính tương thích cao hơn, phổ cập hơn. Một số chuẩn kết nối mới như Thunderbolt cũng mới chỉ trên các thiết bị MacOS đời cao điều đó có nghĩa sẽ không tương thích với nhiều kết nối với các thiết bị mua trước đây.
>> Tham khảo: Phần mềm giải mã âm thanh
Lời kết:
Chắc chắn ở thời điểm năm 2022 này khi bạn mua các loại cáp âm thanh USB AUDIO dù có thể chuẩn kết nối là các đầu cắm USB 3.0 tuy nhiên ở thiết bị đầu cuối, cụ thể như ở các thiết bị giải mã âm thanh DAC chắc chắn giao diện xử lý tín hiệu do các nhà sản xuất chế tạo ra vẫn chỉ dừng ở công nghệ USB 2.0 chỉ khác nhau 1 chút đó là trong các đầu giải mã âm thanh nhà sản xuất có cấu hình truyền dẫn với USB Class 1 và USB Class 2, nếu các loại đầu giải mã chỉ tích hợp USB Class 1 thường chỉ giải mã được các loại định dạng âm thanh đến PCM 24 bit, USB Class 2 cho phép truy cập các file âm thanh có băng thông lớn hơn như DSD có thể chơi thoải mái các định dạng DSD đến 1024 mà không có vấn đề gì.
Góc tư vấn:
Vinhstudio xin được đưa ra 1 số kinh nghiệm có thể chủ quan chưa có bằng chứng thật cụ thể tuy nhiên nó cũng được chắt lọc thực tế với hàng nghìn khách hàng mà Vinhstudio đã lắp đặt và cung cấp dịch vụ Setup cài đặt Music Server cho máy tính PC cho họ.
Trước tiên vẫn nên áp dụng tiêu chí nồi nào vung nấy, có nghĩa hệ thống âm thanh của ta thế nào thì nên mua phụ kiện tỷ lệ với nó như thế, bản thân chữ phụ kiện nó đã hàm chứa cái gọi là phụ chứ không phải chính rồi, đặc biệt không khuyến khích người mê âm thanh mua phụ kiện chế cháo tự hàn hay tự ráp bởi tất cả các linh kiện trôi nổi thường không phải linh kiện tốt mặc dù nhìn hình thức rất bắt mắt.
Dây dẫn phụ kiện ảnh hưởng rất lớn bởi vật liệu dẫn điện, nếu vật liệu này là vật liệu tạp chắc chắn không thể truyền dẫn tín hiệu ổn định sạch sẽ được. Nhìn vật liệu bằng mắt thường chả ai có đủ trình độ để phân biệt được chỉ khi cho vào máy đo chuyên nghiệp mới biết các thành phần hợp chất có tinh khiết hay không, có được áp dụng công nghệ nào hay không.
Ngoài việc vật liệu kém chất lượng ở các loại dây gọi là DiY thì các mối hàn của những loại dây này cũng không đảm bảo độ dẫn điện tốt nó ảnh hưởng bởi thiếc hàn bởi khớp nối giữa đầu jack và dây dẫn, dây dẫn của các hãng sản xuất lớn thường các mối hàn giữa jack kết nối và dây dẫn điện sử dụng công nghệ hàn nhiệt để 2 vật liệu tan chảy dính vào nhau yếu tố này đảm bảo sự lưu thông của dòng tín hiệu sẽ không bị ngắt quãng.
Tiếp theo nữa là các lớp vỏ cách điện của các hãng lớn họ dùng vật liệu tốt có tính cách điện, cách nhiễu tốt do các thành phần pha trộn hợp lý nhựa PTFE viết tắt của Poly Tetra Fluorethylene hay còn gọi là nhựa Teflon có đặc tính chống tĩnh điện, chống nhiễu.
Dưới đây là hình ảnh cấu tạo và các thành phần của cáp âm thanh USB AUDIO A to B của hãng AudioQuest dòng Cinnamon.
- AudioQuest sản xuất dòng cáp âm thanh USB AUDIO Cinnamon A to B với vỏ dây dẫn được sử dụng sợi chống nhiễu NDS đan theo kiểu xoắn xác rắn có khả năng chặn các sóng tạp RF từ môi trường bên ngoài.
- Lõi dây được làm từ hợp kim đặc biệt cứng có tỷ lệ pha thêm 1,25% bạc phủ bên ngoài.
- Giữa mỗi thành phần dây dẫn Audioquest sử dụng vật liệu cách điện Polyethylene, sử dụng công nghệ bọt khí giữa các lớp nhằm tránh xung nhiễu, tránh suy hao và giảm độ méo tín hiệu.
- Đầu Jack USB được mạ Vàng và yếu tố hàn siêu bền AQ là công nghệ cần thiết để làm tan chảy các vật liệu giữa dây tín hiệu và đầu Jack để chúng tự dính vào nhau không bị suy hao tín hiệu như sử dụng mối hàn thiếc.
Hãy truy cập Link sản phẩm các loại cáp âm thanh USB AUDIO chính hãng có hàng sẵn tại Vinhstudio: