PC chạy Roon Core: Cài đặt Roon Core trên một máy tính có hiệu năng mạnh để xử lý thư viện nhạc, quản lý DAC và thực hiện các tác vụ phân giải âm thanh. Kết nối PC này vào hệ thống mạng nội bộ qua Ethernet để có tốc độ ổn định và tránh nhiễu từ kết nối không dây.
PC chạy Roon Bridge: Cài đặt Roon Bridge trên một PC thứ hai, gần DAC hoặc hệ thống âm thanh cần sử dụng. Roon Bridge nhận tín hiệu từ Roon Core qua mạng và chuyển tiếp tới DAC mà không cần xử lý mạnh mẽ, giúp giảm thiểu tác động từ nhiễu âm thanh.
Kết quả: Với phương pháp này, bạn có thể streaming tới nhiều DAC trong nhà và cách ly nhiễu giữa các thiết bị, mang lại trải nghiệm nghe nhạc sạch và trung thực hơn.
Tham khảo: Nhạc lossless download
Vinhstudio giới thiệu đến quý vị và các bạn yêu âm thanh cách thiết lập hệ thống chơi nhạc số bằng phần mềm Music Server Roonlab chơi với 2 máy tính mini fanless làm nguồn phát cho chất lượng âm thanh cực kỳ hoàn hảo là cách chơi nhạc lossless đỉnh cao nhất hiện nay.
Hôm nay Vinhstudio sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn cách khai thác việc chơi nhạc số cho chất lượng tốt nhất sử dụng cùng lúc 2 máy tính Fanless làm nguồn phát qua cổng USB-DAC trên các đầu DAC (đây là loại máy tính đặc biệt không sử dụng quạt tản nhiệt, tránh gây xung nhiễu cho tín hiệu âm thanh khi được đưa về bộ giải mã DAC qua đường USB - DAC).
Những Thiết bị để chuẩn bị giới thiệu với quý vị và các bạn gồm 1 đầu giải mã DAC thương hiệu Cambridge Audio Edge NQ, tiếp theo là 2 chiếc máy tính Mini Fanless được Vinhstudio cài đặt, thiết lập và tối ưu ở chế độ tốt nhất đó là phần mềm Music Server Roon Lab. Ở Chiếc thứ nhất Vinhstudio chọn chiếc PC Fanless có cấu hình Chip khỏe core i5 với Ram 8GB để cài phần mềm Roon Core đây là phần mềm chính để điều hành dữ liệu File nhạc, tiếp theo là chiếc máy thứ 2 có cấu hình không mạnh bằng chiếc thứ nhất để cài Roon Bridge, với việc chiếc máy thứ 2 có cấu hình nhẹ hơn về lý thuyết sẽ giảm thiểu nhiễu truyền đến DAC đấy chính là mục đích mà hãng phần mềm Roon có khuyến cáo chơi theo cách này và việc hãng viết ra phần mềm Bridge (chuyển tiếp) cũng là nhằm mục đích đó.
Chúng ta hình dung Roon Bridge là thiết bị phát cuối cùng có thuật ngữ là Endpoint để đưa tín hiệu âm thanh sạch nhất vào giải mã DAC, vì sao lại cần chiếc máy thứ 2 này bởi nó chỉ làm nhiệm vụ như 1 chiếc cầu nối hoàn hảo để nhận và truyền tiếp dữ liệu kho nhạc từ Roon Core ở chiếc PC thứ nhất qua đường mạng LAN đến PC thứ 2 là Bridge để đến DAC. Chiếc máy tính thứ 2 sử dụng Roon Bridge tương tự như phần mềm Roon Ready có tích hợp sẵn trên các DAC thế hệ mới với việc tách riêng PC thứ nhất phải làm nhiều việc như điều hành kho nhạc, convert hay render sẽ sinh ra nhiều nhiễu nên người ta sẽ sử dụng Bridge ở chiếc PC thứ 2 như 1 giải pháp để cách lý nhiễu.
Bridge sử dụng thuật toán bit perfect với chế độ kiểm tra và làm sạch dữ liệu nên nó nhất thiết vẫn cần có Audio driver của các hãng DAC cài lên đó để phát nhạc qua giao thức ASIO cho chất lượng cũng như đọc được các định dạng nhạc đúng theo chất lượng của các kỹ sư thiết kế ra chiếc DAC. ( Ở chiếc PC thứ 2 nếu có điều kiện ta cũng cần đầu tư cho nó 1 nguồn điện tốt vì nó là thiết bị tác động trực tiếp gần nhất với DAC, ở đây tôi có sử dụng cho PC thứ 2 này 1 nguồn xuyến Linear với dòng DC 12V 5A) ..
Tiếp theo là 1 thứ gần như là linh hồn của việc nghe nhạc số đó là 1 ổ cứng nơi lưu trữ những CD nhạc được chọn lọc từ những CD hay và là CD gốc sau đó được RIP rất cẩn thận và được tối ưu chuẩn metatag để tạo điều kiện tốt cho việc khi sử dụng các phần mềm Music Server giúp người dùng có thể tìm kiếm nội dung âm nhạc theo ý muốn, cụ thể là người chơi có thể tìm kiếm theo mục ca sỹ, tìm nhạc sỹ, tìm tên bài hát hay thậm chí khi nghe nhạc cổ điển còn tìm được tên dàn nhạc theo ý muốn, việc này đòi hỏi người biên soạn nội dung file nhạc phải điền chi tiết các thông tin này vào file nhạc thì phần mềm Music Server mới tìm kiếm được, người RIP đĩa CD càng tỷ mẩn cho thêm nhiều thông tin vào File nhạc thì người nghe nhạc càng dễ tìm kiếm bấy nhiêu. Tiếp theo chúng ta cần đầu tư 1 sợi cáp USB Audio chuẩn kết nối A sang B, đầu A ta cắm từ máy tính thứ 2 là máy Bridge và đầu B ta cắm vào cổng B trên thiết bị giải mã DAC. Cáp USB cũng là ma trận của đủ loại giá, đủ loại hãng khác nhau, chúng ta nên chọn cáp USB của các hãng có thương hiệu 1 chút không nên dùng các loại cáp được quảng cáo tự Diy với chất lượng vật liệu thường không phải là loại tốt.
Yếu tố quyết đinh đến chất lượng tín hiệu truyền dẫn trên cáp USB chủ yếu ảnh hưởng bởi lõi dây, mối hàn của 2 đầu cáp và đặc biệt là vỏ cáp có các hợp chất khử nhiễu... Thiết bị không kém phần quan trọng và tạo cảm hứng trong khi chúng ta nghe nhạc đó là chiếc ĐT, Ipad hay máy tính bảng, càng có màn hình lớn thì việc chọn bài hát yêu thích càng dễ dàng và trực quan hơn, phần mềm Roon Remote sẽ được tải miễn phí trên các App của iOS hay Android. Chúng ta dùng App Roon miễn phí trên iOS hay Android để chọn bài hát trên ổ cứng, chọn bài hát trên dịch vụ nhạc trực tuyến Tidal hay Qobuz, ta có thể lập các Playlist yêu thích để mỗi lần mở máy nhanh chóng tìm được những bài hát yêu thích đã chọn trước. VINHSTUDIO Số 5 Ngõ 307A Phố Bạch Mai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội ĐT 0936999663 Website: https://phimhd1080.com/