Tin tức

Nhạc lossless là gì? Để nghe được nhạc lossless cần có những thiết bị gì?

Ngày đăng: 03/11/2023 08:46
Khác biệt hoàn toàn với những dạng nhạc nén thông thường, nhạc Lossless là đỉnh cao của chất lượng âm thanh, nơi mà không một chi tiết nhỏ nào trong bản nhạc bị lược bỏ. Nhưng để đắm chìm trong thế giới âm thanh tinh khiết này, bạn cần trang bị cho mình những thiết bị gì? Hãy cùng Vinhstudio khám phá từng bước cơ bản để thiết lập một hệ thống nghe nhạc Lossless, từ việc lựa chọn nguồn phát, thiết bị phát, DAC, tai nghe hay loa, cho đến những phụ kiện đi kèm để mỗi giai điệu được tái hiện một cách hoàn hảo nhất.

Nhạc lossless là gì? 

Khái niệm dễ hiểu nhất về Nhạc lossless được diễn giải như sau:

Nhạc Lossless là một định dạng nhạc số mà trong đó dữ liệu âm thanh được nén lại mà không loại bỏ bất kỳ thông tin nào từ bản gốc. Điều này giúp cho âm thanh sau khi mở nén vẫn giữ nguyên được chất lượng như khi nó được ghi lại trong phòng thu. 

Tên gọi "Lossless" có nghĩa là "không mất mát", phản ánh việc không có sự mất mát dữ liệu âm thanh như trong các định dạng nén có mất mát như MP3 hay AAC.

 

nhạc lossless là gì

 

Định dạng Lossless thường được những người yêu âm nhạc và các Audiophile ưa chuộng bởi chất lượng âm thanh cao và trung thực. Tuy nhiên, một nhược điểm là các file nhạc Lossless có kích thước lớn hơn nhiều so với các định dạng nén có mất mát, do đó chúng chiếm nhiều không gian lưu trữ và băng thông mạng hơn khi tải xuống hoặc Stream.

Các ví dụ về định dạng file nhạc Lossless phổ biến bao gồm FLAC (Free Lossless Audio Codec), ALAC (Apple Lossless Audio Codec), WAV (Waveform Audio File Format) và AIFF (Audio Interchange File Format). Mỗi định dạng này có những đặc tính kỹ thuật riêng nhưng chung quy đều giữ được đầy đủ thông tin âm thanh từ bản gốc.

Những yếu tố kỹ thuật nào quyết định 1 file nhạc lossless chất lượng tốt?

- Khi nói đến nhạc Lossless có một số yếu tố kỹ thuật quan trọng cần được xem xét để đánh giá và trải nghiệm chất lượng âm thanh tối ưu:

- Bitrate (băng thông): Đây là số lượng dữ liệu được truyền qua mỗi giây khi nghe nhạc. Bitrate của nhạc Lossless thường cao hơn nhiều so với nhạc nén có mất mát, có thể lên tới 1411 kbps hoặc cao hơn nữa, tùy thuộc vào định dạng và tốc độ mẫu.

- Sample Rate (Tần số lấy mẫu): Chỉ số này cho biết số lần mỗi giây mà một mẫu âm thanh được ghi lại. Nhạc Lossless thường có tần số mẫu từ 44.1kHz (CD chất lượng) lên tới 192kHz, hoặc thậm chí cao hơn trong một số bản ghi âm thanh chuyên nghiệp.

- Depth Bit (Độ sâu bit): Đây là số lượng bit dùng để lưu trữ thông tin của mỗi mẫu, thường là 16 bit cho CD và 24 bit hoặc 32 bit cho các định dạng Studio chất lượng cao. Độ sâu bit càng cao, khả năng biểu đạt chi tiết âm thanh càng rõ ràng và giàu nội dung.

 

thong so ky thuat file nhac lossless

 

- Dynamic Range (Khoảng động): Đây là sự chênh lệch giữa âm lượng nhỏ nhất và lớn nhất mà file nhạc có thể tái tạo. Nhạc Lossless có dynamic range rất rộng, cho phép tái tạo chính xác cả những âm thanh lớn và nhỏ nhất trong bản nhạc mà không bị méo tiếng hay mất mát.

- Channel Separation (Sự tách biệt kênh): Nhạc Lossless cho phép tách biệt rõ ràng giữa các kênh âm thanh (ví dụ như kênh trái và phải trong âm thanh Stereo) giúp tạo nên một không gian âm thanh đa chiều và trung thực.

- File Format (Định dạng file): Định dạng của file nhạc Lossless cũng quan trọng phổ biến nhất là FLAC, ALAC, WAV và AIFF. Mỗi định dạng có những đặc tính và mức độ tương thích khác nhau với các thiết bị phát nhạc.

Những đặc điểm nổi bật của nhạc lossless

- Chất lượng âm thanh không mất mát: Như tên gọi của nó, nhạc Lossless giữ nguyên được chất lượng âm thanh từ file gốc, không loại bỏ bất kỳ thông tin âm thanh nào trong quá trình nén, đảm bảo sự trung thực cao nhất.

- Dung lượng file lớn: Do không bỏ đi thông tin âm thanh nào, các file nhạc Lossless có dung lượng lớn hơn nhiều so với nhạc nén có mất mát như MP3 hay AAC. Điều này đòi hỏi không gian lưu trữ lớn hơn khi bạn muốn lưu trữ nhiều bản nhạc.

- Tần số mẫu và bit rate cao: Nhạc Lossless thường có tần số lấy mẫu cao đến 384Khz khi so với 44,1Khz như CD (sample rate) và bit rate cũng cao (đến 8000kbps) hơn hẳn so với CD là 1411Kbps, điều này giúp tái tạo tốt hơn các dải tần số âm thanh, từ đó âm nhạc nghe được chi tiết và rõ ràng hơn.

- Phổ biến với các định dạng như FLAC, ALAC, WAV, AIFF: Những định dạng này thường được sử dụng để lưu trữ và phát nhạc Lossless.

- Yêu cầu hệ thống phát và thiết bị nghe phải có khả năng tương thích: Không phải mọi thiết bị nghe nhạc đều hỗ trợ các file nhạc Lossless, vì thế để trải nghiệm chuẩn nhất bạn cần có hệ thống âm thanh hỗ trợ các định dạng này.

- Mang lại trải nghiệm nghe đắm chìm và chân thực: Với đặc điểm không mất mát dữ liệu âm thanh, nhạc Lossless cho phép người nghe cảm nhận đầy đủ bản nhạc với mọi chi tiết âm thanh, từ đó mang lại cảm giác chân thực như đang ở trong phòng thu hoặc tại buổi hòa nhạc trực tiếp.

- Cần thiết bị nghe chất lượng cao để cảm nhận đầy đủ: Do chi tiết âm thanh được giữ nguyên, để thực sự cảm nhận được sự khác biệt, bạn cần có tai nghe, loa hoặc hệ thống âm thanh có chất lượng tốt, có khả năng tái tạo âm thanh một cách trung thực.

Để trải nghiệm nhạc lossless hay nhất bạn cần những thiết bị gì?

- Nguồn nhạc Lossless: Đây có thể là các dịch vụ Stream nhạc chất lượng cao như Tidal, Qobuz, hoặc bạn có thể mua và tải nhạc Lossless từ các trang web bán nhạc số ví dụ như dịch vụ nhạc lossless Vinhstudio, tại đây người yêu âm thanh sẽ được tận hưởng những Album nhạc chất lượng tốt nhất với tiêu chuẩn RIP các đĩa CD gốc có đủ các đặc tính hỗ trợ người nghe nhạc phát trên các thiết bị nghe nhạc lossless như DAC hay Music Streamer và Music Server.

 

ổ cứng nhạc lossless giá rẻ

 

- Thiết bị đọc và phát: Điện thoại thông minh, máy tính, máy nghe nhạc chuyên dụng (Digital Audio Player - DAP), hoặc các thiết bị phát nhạc có khả năng đọc và xử lý file nhạc Lossless.

- DAC (Digital-to-Analog Converter): Đây là thiết bị chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu analog mà tai nghe hoặc loa có thể phát ra. Nhiều thiết bị phát có DAC tích hợp, nhưng một DAC chuyên nghiệp sẽ cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn.

- Cáp và kết nối chất lượng:  Để tránh mất mát tín hiệu, các cáp kết nối giữa DAC, amp và tai nghe/loa nên có chất lượng tốt. Cáp kết nối giữa các thiết bị nghe nhạc lossless gọi chung là cáp Digital gồm có các loại cáp chính như : Cáp USB Audio, Cáp Optical, Cáp Coaxial. 

- Amplifier (Amp): Đối với loa nghe nhạc chất lượng cao một Ampli tốt sẽ rất cần thiết để cung cấp đủ sức mạnh cho Loa, từ đó tối ưu hóa chất lượng âm thanh.

 

Các tin khác

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon