Tin tức

Những yếu tố không tốt ảnh hưởng đến phòng nghe nhạc, kinh nghiệm setup phòng nghe nhạc Hi-End

Ngày đăng: 13/02/2017 19:38
Để setup một hệ thống Hi-end hay không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị âm thanh, dây dẫn, thiết bị truyền phát mà còn phụ thuộc cả vào cách bố trí thiết bị, đồ đạc và vật liệu trang âm trong phòng nghe. Dưới đây là một số lưu ý bạn không nên phạm phải khi lắp đặt phòng nghe nhạc gia đình.

1. Không phạm vào “ tam giác âm thanh”
Tam giác âm thanh, là các điểm đặt 2 loa và vị trí nghe tốt nhất của nó ( trên lý thuyết ) – 3 đỉnh tam giác, là một khu vực không nên đặt bất kỳ thứ gì nằm bên trái hoặc phải của nó, tức là hoàn toàn nên để trống nếu có thể.

Không gian bên trong tam giác âm thanh và không gian bao quanh nó không nên chứa kệ dụng cụ, ghế, bàn dài, đèn, trường kỷ và sofa. Hãy tưởng tượng rằng đây là một khu vực linh thiêng. Bất kỳ thành tố nào tạo ra sự phản xạ trong khu vực này đều nên loại bỏ. Sự phản xạ từ tường và các vật khác trong phòng, với áp lực của âm thanh là hai yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta phải đảm báo nó được thực hiện một cách chính xác. Hãy tôn trọng những tiêu chuẩn ngay từ đầu thì chúng ta sẽ có một kết quả tốt.

2. Khoảng cách tới các tường không được quá khác nhau.
Tức là phải đảm bảo được 2 loa song song nhau, khoảng cách từ loa A tới tường bằng với khoảng cách của loa B tới tường bên kia. Nên xác định một tọa độ chính xác thay vì loa a nằm cách tường 3 feet còn B cách tận 4 feet. Âm thanh truyền đi với một tốc độ không đổi và chúng ta cần phải tận dụng được điều này. Với một khoảng cách không bằng nhau, nó sẽ gây ra sự trễ thời gian của phản xạ khi cả 2 chạm tới tai trái và phải, hai bên sẽ có sự phản xạ khác nhau do khoảng cách từ cả 2 tới tường khác nhau. Điều này gây ra sự chuyển biến không mong muốn và một vài âm thanh trung tâm bị mất đi.



setup phong nghe nhac hi-end

 

3. Không làm mất sự cân bằng giữa trực tiếp và phản xạ
Những âm thanh bạn nghe được là sự tổng hợp chính xác từ âm thanh được phát thẳng trực tiếp từ loa và sự phản xạ của nó trên tường nhằm thiết lập một soundstage vững chắc có có độ sâu.

Tỉ lệ giữa phản xạ/ trực tiếp của âm thanh có hiệu quả trong một cửa sổ âm thanh rất nhỏ vào khoảng 10 tới 20 milisecond. Thời gian đặc trưng để phản xạ tường bên tới tai bạn là trong khoảng 10 tới 20 ms, ngay sau âm thanh từ loa trực tiếp tới người nghe. Nếu độ trễ là cao hơn, âm thanh sẽ bị nhòe, giảm sự rõ ràng, mất tập trung. Độ trễ ngắn hơn sẽ lý tưởng hơn, với năng lượng trực tiếp từ loa, sẽ làm giảm sự phản xạ của tưởng và không khí không cần thiết. Tỉ lệ phản xạ/ hướng âm thanh phải được đo đạc chính xác trong quy trình xử lý âm học cụ thể.

4. Đừng mở cửa

Hãy đảm bảo là không có khoảng trống hoặc khe hở trong phạm vi tam giác âm thanh. Bề mặt tường bên cần được thống nhất và có độ rắn chắc thích hợp nhất có thể. Khả năng tương thích này xảy ra trong khoảng từ loa tới vị trí nghe lý tưởng. Mật độ tường bên phải tương đương nhau. Đây là yêu cầu quan trọng để tạo điều kiện âm thanh trung tâm tốt nhất. Thành phần và mật độ là 2 yếu tố quyết định khi âm thanh chạm tới bề mặt của vật liệu nó phản xạ. Việc để âm thanh thoát ra cũng giống như khoảng cách các tường không tương đương nhau, tạo ra độ trễ phản xạ khác nhau.

5. Không sử dụng thủy tinh
Trong những phòng nghe hiện nay có sử dụng rất nhiều kính: cửa sổ, tủ, bình, bàn café nhỏ.v.v... Tôi đã đo thử phản ứng của thủy tinh, và tôi khá chắc chắn rằng bất kỳ hiệu ứng nào nó gây ra đều không thuận lợi. Tất cả các khu vực có bề mặt kính cần phải được tránh. Nếu bạn không thể tránh khỏi việc sử dụng thủy tinh, ít nhất nó phải được phủ bằng một chất liệu hấp thụ âm thanh hoặc công nghệ khuếch tán nào đó. Hãy che nó lại để ngăn chặn năng lượng khi âm thanh va vào nó và phản xạ lại căn phòng.


setup phong nghe nhac cao cap


6. Không sử dụng sai phương pháp

Một hệ thống âm thanh hi -end sẽ phù hợp với một phòng nghe nếu như – nó không gặp phải các yếu tố khách quan khác. Làm sao để tạo ra một môi trường cho phép chúng ta nghe âm thanh một cách chính xác nhất.
Hãy đáp ứng tất cả những đều “ nên” và “không nên” trong xử lý âm thanh. Đảm bảo được kết cấu của tường, khoảng cách và tỉ lệ phản xạ/ hướng đã đề cập bên trên, các vật liệu và phương pháp chọn vật liệu tiêu tán âm sai, loại bỏ khe hở và hốc tường,v.v mà chúng ta sẽ đề cập tới nó trong một vấn đề sau. Như vậy, thì mục đích ban đầu sẽ được đi đúng hướng

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon