[MỤC LỤC]
|
Ứng dụng nghe nhạc lossless
Dân nghe nhạc ít nhiều chắc vẫn còn nhớ đến sự ra đời của Sooloos Music Server vào năm 2007 với giao diện người dùng được xem như là một tiêu chuẩn riêng cho các hệ thống nghe nhạc ngày nay. Từ thành công đó, Sooloos được sát nhập vào Meridian Audio, tiếp nối các phát triển phần mềm của mình lên những hệ thống phần cứng cao cấp hơn, nổi bật là sản phẩm iPad (2010). Đầu năm nay, một số thành viên “gạo cội” của Sooloos năm xưa đã tách ra từ Meridian Audio, thành lập hãng phát triển phần mềm mới với tên gọi Roon Labs. Sau khi ra đời, từ các kinh nghiệm của Sooloos Music Server, Roon Labs đã tung ra phần mềm nghe nhạc mới “Roon”
Được thành lập bởi Enno Vandermeer ( Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành ) và Rob Darling ( Giám đốc chiến lược ), hai audiophile với tầm nhìn sâu rộng và tân thời. Với hàng tá các phần mềm nghe nhạc gồm cả miễn phí và thu phí như hiện nay, liệu Ứng dụng nghe nhạc lossless Roon có thể vượt qua các đối thủ khác và nắm phần nổi bật hay không? Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài tính năng tiêu biểu của Roon qua bài viết này.
Điều đầu tiên làm chúng ta chú ý chính là mức phí 119 USD/năm hay 499 USD phí sử dụng vĩnh viễn. Với mức phí đăng ký này, người dùng sẽ được sử dụng các phần mềm Roon trên tất cả các thiết bị mà mình đang sở hữu, bao gồm Roon (Windows 32/64, Mac OS X), Roon Server (Windows 32/64, Mac OS X, Linux, NAS), Roon Remote (iOS, Android) và Roon Bridge (Windows 32/64, Mac OS X, Linux). Ngoài ra Roon Labs cũng cho phép đăng ký dùng thử trong 14 ngày.
Ứng dụng nghe nhạc lossless Roon cài đặt khá dễ dàng, tương thích với hầu hết các thiết bị và cấu hình phần cứng. Phần mềm hoạt động hiệu quả với máy tính cá nhân sở hữu từ 2-4GB RAM và cực kỳ lý tưởng khi được thiết lập với hệ thống NAS. Sau khi cài đặt và cho phép kết nối, Roon sẽ phân tích cơ sở dữ liệu của người dùng và tìm kiếm nguồn nhạc để thêm vào thư viện nhạc. Roon hỗ trợ tất cả các định dạng nhạc từ Lossy cho đến Lossless như FLAC, AIFF, WAV, APE, ALAC và cả DSD. File PCM hỗ trợ tối đa là 24bit/384kHz, riêng WAV và AIFF lên đến 32bit/384kHz. File DSD hỗ trợ được đến chất lượng DSD256. Không giống như Sooloos Music sử dụng Exact Audio Copy để auto rip đĩa CD. Roon cho phép người dùng tùy chọn phần mềm rip CD riêng như Jriver, XLD.
Phần mềm hỗ trợ rất tốt các sản phẩm USB DAC tuy nhiên Roon Labs khuyến cáo khách hàng nên cài đặt lại driver cho thiết bị DAC của mình sau khi cài đặt Roon. Như đã đề cập ở trên, sau khi phân tích dữ liệu của người dùng Roon sẽ hiển thị trạng thái của thư viện nhạc trong máy (số lượng bài hát và album, tên tuổi các nghệ sỹ, năm phát hành album, dòng nhạc..., vv). Trên đầu giao diện chính, là các tab chuyển đổi nhanh để sắp xếp nhạc theo từng hạng mục như dòng nhạc, tên các nghệ sỹ hay các bài hát theo alphabet, và tab link đến trang dịch vụ Tidal nếu bạn có tài khoản Tidal. Tab Tidal cho phép thêm bài hát và album từ Tidal vào thư viện nhạc của Roon một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Amply tích hợp dac
Khi click chọn một nghệ sỹ nào đó, phần thông tin về trạng thái hoạt động, tiểu sử, danh sách album, link các trang cá nhân có liên quan sẽ được tìm kiếm và hiển thị một cách tự động. Roon cung cấp cho người dùng chức năng “Discover Mode” giúp tìm kiếm chi tiết hơn về các thông tin liên quan, các hoạt động nghệ thuật riêng của nghệ sỹ mà bạn chọn. Các thông tin này sẽ luôn được cập nhật mới nhất cho phép người sử dụng theo sát các hoạt động của nghệ sỹ mà mình yêu thích, tiết kiệm thời gian tìm kiếm một cách đáng kể.
3. Ưu điểm của ứng dụng nghe nhạc lossless Roon
Kết hợp cùng thư viện nhạc của Tidal, Roon lập ra một danh sách đầy đủ và chi tiết nhất dựa trên những từ khóa mà người dùng cung cấp, mang lại cái nhìn tổng quan về một nghệ sỹ hay một tác phẩm nào đó. Tính năng này cực kỳ tiện lợi cho những ai thích sưu tập nhạc, cho phép lọc và tìm kiếm bất kể là một ca khúc hiếm hay một nghệ sỹ không quá nổi tiếng. Người dùng thông thường cũng có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu kỹ hơn về thần tượng âm nhạc của mình. Không chỉ liên kết với Tidal, bạn cũng có thể làm điều này tương tự với kho nhạc trong iTunes hoặc NAS của mình. Và như vậy, một cách đồng thời, bạn có cả thế giới âm nhạc đồ sộ chỉ với vài cái click.
Đối với những fan của thể loại Classical, phần thông tin về nhạc sỹ và người biểu diễn sẽ cho phép tìm kiếm cũng như phân loại trường phái của bài nhạc một cách chi tiết nhất. Roon sở hữu thêm tính năng “Recommendation” để gợi ý nghe thử các nhạc phẩm tương tự, đồng thời cũng được trang bị chức năng nghe liên tục (gapless playback) dành cho người dùng không thích ngắt đoạn khi hết bài. Góc phải dưới của giao diện Roon là biểu tượng micro, biểu tượng này sẽ sáng lên khi bài hát bạn đang nghe được tìm thấy lời hát. Bấm vào nút này để hiển thị lời bài hát cho những fan thích ngân nga theo giao điệu yêu thích của mình.
Một tính năng tuyệt vời nữa của Roon chính là “Radio Mode”. Chức năng này tương tự như “Shuffle” hay “Random Track” ở các phần mềm quản lý nhạc thông thường tuy nhiên cách thức làm việc của nó thông minh hơn rất nhiều. Sử dụng cơ sở dữ liệu tích hợp của Roon, “Radio Mode” cho phép tìm kiếm và chơi những bản nhạc có thể loại tương tự với tác phẩm đang nghe với phạm vi lọc cực rộng. “Radio Mode” còn cho phép người dùng tự tạo playlist riêng hay tự động tạo một playlist gần nhất với thể loại nhạc mà người nghe yêu thích. Chỉ với một thao tác click đơn giản vào nút “Radio Mode”, Roon sẽ nhanh chóng hiển thị một danh sách các nhạc phẩm được gợi ý. Từ đây người dùng có thể lựa chọn thích hay không thích với một số tác phẩm, Roon sẽ ghi nhớ thông tin này và áp dụng vào lần lọc danh sách bài hát tiếp theo.
Với các tính năng trên, Roon không còn là một phần mềm quản lý nhạc đơn giản nữa mà có phần giống như một trợ lý chơi nhạc cho người dùng. Với Roon bên cạnh, người nghe nhạc có thể tìm kiếm và tiếp cận một cách nhanh chóng nhất với những thể loại nhạc mà mình yêu thích, tiết kiệm được thời gian và công sức cũng như các chi phí phát sinh. Kho dữ liệu khổng lồ của Roon chính là một trợ thủ đắc lực mang lại những giây phút trải nghiệm âm nhạc đầy đủ (và hiện đại) nhất cho người sử dụng. Cái giá 119 USD/năm hay 499 USD đăng ký vĩnh viễn quả thật rất “đáng đồng tiền bát gạo”. Bạn hãy thử xem.
Nguồn: Tổng hợp trên mạng