Chúng ta thường nhầm lẫn giữa các khái niệm tiêu âm, tán âm và cách âm, để hiểu nó thật cặn kẽ và cơ bản ta sẽ tìm ra được phương pháp để làm cho phòng nghe nhạc có được chất lượng âm thanh tốt và hay hơn.
-Tiêu âm là biện pháp dùng các vật liệu để hút và ngăn cản việc phản xạ âm thanh.
-Cách âm là dùng các vật liệu để ngăn sao cho âm thanh không bị lọt ra ngoài gây ảnh hưởng xung quanh.
-Tán âm biện pháp dùng các vật liệu để giảm hoặc xóa các tiếng vọng âm lặp đi lặp lại trong phòng có hai bức tường phẳng song song hoặc trần nhà bị phẳng quá.
Vì sao phải xử lý âm học cho phòng nghe có các điểm chính sau đây:
- Ngăn nhiễu âm và sóng đứng ảnh hưởng đến đáp ứng tần số phòng nghe
- Giảm hiện tượng bị ù hoặc dội âm
- Tiêu âm hoặc tán âm để âm thanh trong phòng không bị ù hoặc vị vọng
- Cách âm để âm thanh không lọt ra ngoài căn phòng gây ảnh hưởng đến người khác.
Một hệ thống âm thanh dù hiện đại hoặc cao cấp đến đâu thì cũng không thể vượt qua được các định luật vật lý, cho nên việc xử lý âm học cho phòng nghe thực sự tiết kiệm được rất nhiều giảm chi phí nâng cấp thiết bị.
Chúng ta cần phải xử lý 2 vấn đề cho việc tiêu âm phòng nghe nhạc đó là
- Tiêu âm phản xạ của các tần số cao và trung làm giảm thiểu các tiếng nhại
- Tiêu âm các tần số thấp làm giảm hiện tượng dội âm, làm cho tiếng Bass của các nhạc cụ được ngân đúng, tiếng Bass không bị kéo dài làm ảnh hưởng các nốt nhạc pahst ra tiếp theo, giảm âm Bass trong xử lý phòng nghe nhạc được gọi là (Bẫy âm trầm) tiếng anh là Bass trap.
Vậy làm thế nào để tiêu các âm trung và âm cao?
Xử lý âm trung và âm cao ta cần phải có các vật liệu như bông thủy tinh, mút gai, mút trứng, cao su non, xốp hoặc bông hóa học đây là các vật liệu có tính năng hút âm rất mạnh. Các vật liệu này hay được sử dụng trong việc thiết kế lắp đặt phòng Karaoke, phòng nghe nhạc hoặc trong các phòng thu âm chuyên nghiệp.
Mút, xốp, cao su non là các vật liệu hút âm trung và âm cao cực kỳ hiệu quả.
Bông thủy tinh là vật liệu hút âm rất tốt thường được sản xuất với các kích thước 60x120cm và có độ dày từ 2,5cm đến 10 cm. Về lý thuyết bông thủy tinh độ dày 2,5cm có khả năng hút các âm thanh có tần số khoảng 500Hz, nếu dày 5cm đã có thể hút được các âm trầm hơn đến 250Hz, cùng độ dày so với các vật liệu khác như mút hoặc xốp thì bông thủy tinh có hiệu suất hút âm gấp 2 lần.
Để xác định được chính xác các điểm cần tiêu âm ta nên có máy đo để biết chính xác cần chọn vật liệu nào ở khu vực thích hợp cho việc tiêu âm. Ta có thể tự làm lấy các tấm tiêu âm đơn giản đó là sử dụng khung gỗ khổ 60x120cm sau đó nhồi bông vào bên trong, bề mặt ngoài có thể phủ vải thô là đã có thể dung được với cách này mỗi tấm tiêu âm chỉ khoảng vài trăm nghìn. Nếu dùng mút thì dùng keo dán lên các vị trí trên tường hay trần và không cần sử dụng vải bọc bên ngoài. Chú ý khi tiến hành thi công với Bông thủy tinh ta cần đeo găng tay, đeo kính và khẩu trang để phòng tránh hít phải bụi bông thủy tinh không có lợi cho sức khỏe.
Làm thế nào để tiêu âm Trầm (Bass trap) ?
Sóng đứng trong phòng nghe thường hoạt động rất mạnh nơi giao tiếp giữa 4 góc tường xung quanh phòng nghe, sử dụng Bass Trap là phương pháp nhốt âm trầm gây ồn cho căn phòng hay còn gọi là Bẫy âm trầm. Sóng âm tiếp xúc với 3 bề mặt căn phòng là tường, trần và sàn nhà gây ra hiện tượng nhiễu âm, nó ảnh hưởng bởi kích thước căn phòng, áp suất không khí và độ dài của bước sóng. Giảm tiếng ngân của âm Bass chính là khắc phục hiện tượng âm trầm ngân dài hơn bình thường làm ảnh hưởng đến các tiết tấu và âm thanh tiếp theo. Ta hay thường nói Bass có đuôi chính là việc âm trầm bị ngân lâu hơn nó gây tiếng ồn lấn át cả giải trung và cao nên âm thanh sẽ bị nhòe không còn chi tiết.
Các âm cộng hưởng thường hay bị sảy ra ở các tần số thấp, để xử lý vấn đề này ta thường thực hiện các phương pháp hút âm tần số thấp tại các góc phòng nghe để tránh việc chúng dội lại. Thiết bị để góc phòng gọi là Bass Trap (bẫy âm hay tiêu âm trầm).
Xử lý âm trầm là việc làm khó hơn việc xử lý âm trung và cao nếu xử lý tốt việc cảm nhận âm thanh trực tiếp từ loa đến tai sẽ dễ dàng hơn, rõ nét hơn, khi đó âm trầm sẽ dứt khoát hơn thậm chí còn mạnh hơn nhưng không ồn. Việc làm phẳng tần số thấp cực kỳ có tác dụng, âm trầm mà dao động càng lâu thì các nốt nhạc tiếp theo của bản nhạc sẽ bị lu mờ. Bass trap có thể giảm 50% thời gian dao động của những nốt trầm này.
Ta có thể tự chế được các Bass Trap bằng vật liệu Bông thủy tinh. Theo tư vấn của Vinhstudio ta nên mua loại bông thủy tinh có độ dày 10cm sau đó thiết kế một cái túi hình trụ có chiều cao khaorng 1,20m và đường kính khoảng 30cm (đơn giản nhất mua 2 cái gối ôm tháo hết chất độn của nó ra sau đó nhét bông thủy tinh vào 2 túi này) đặt 2 cái túi này vào đúng 2 góc đằng sau đôi loa. Với 2 chiếc gối ôm này ta có thể nhốt các âm trầm có tần số 125Hz rất tốt.
Bass Trap còn vài loại khác như việc chế hộp cộng hưởng Helmholz tuy nhiên chế tạo loại bẫy âm bass này phức tạp và giá thành cao hơn.
Xử lý âm học phòng nghe tưởng đơn giản nhưng đây là việc làm đòi hỏi người xử lý phải có lòng say mê, tỷ mỉ và công phu. Việc xử lý tốt phòng nghe là tạo ra vùng âm thanh hoạt động không còn nhiễu, tránh các âm phản xạ gây giảm độ chi tiết và âm hình của hệ thống. Phương pháp là giảm âm phản xạ và tiếp nhận được nhiều âm thanh trực tiếp.
Người chơi nếu tuân thủ đúng 4 phương pháp : Đo đạc - Phân tích - Lắp đặt - Hiệu chỉnh tốt sẽ tận hưởng được toàn bộ giá trị của hệ thống âm thanh mang lại.
Tham khảo giá một số thiết bị xử lý âm học phòng nghe