Đối với chúng ta, những người đam mê lĩnh vực kĩ thuật âm thanh, chắc hẳn không ít lần vò đầu bức tóc với vấn đề âm thanh trong phòng làm việc, phòng điều khiển và phòng thu âm.
Chức năng của việc xử lý âm học là kiểm soát thời gian vang để làm giảm mức độ sóng đứng trong mọi môi trường.
Nếu một bề mặt được tạo ra với chức năng hút âm (absorbent) tốt hơn thì rõ ràng độ mạnh của các phản xạ âm thanh (reflection) sẽ được giảm xuống và như vậy thời gian vang (reverberation time) cũng sẽ ít hơn.
Xốp hút âm
Những vật liệu mềm như thảm, màn rèm, và đặc biệt là những loại sợi vô cơ, tất cả đều có tác dụng như những vật liệu xốp hút âm (porous absorber) . Tuy nhiên, để có hiệu quả thì ít nhất độ dày của các vật liệu hút âm này phải bằng ¼ độ dày bước sóng. Điều này có nghĩa là nếu bạn có 1 căn phòng thu và dán kín khắp căn phòng bằng vật liệu hút âm thường gặp như mút trứng, mút gai, thảm, rèm, màn… thì trên thực tế, nó chỉ mới giải quyết được tần số trung và trung cao mà thôi. Trong trường hợp này bạn sẽ thấy căn phòng nghe rất “um”, đục, cảm giác ngột ngạt, nặng nề và thiếu sức sống.
Thảm có tác dụng hút âm tốt
Một loại vật liệu hút âm khác được dùng đó là dạng bản gỗ hoặc màng hút âm. Một tấm gỗ dày từ 4 đến 18mm sẽ được dùng để bao bọc một khoảng không khí (khoảng không khí này có thể dày từ 100 đến 300 mm) sẽ làm cộng hưởng phần tần số trầm, có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao lại cần phải làm tang thêm cộng hưởng trong khi mục đích chính là làm giảm đi, câu trả lời nằm ở chính thiết kế đặc biệt này, các tần số trầm sẽ mất dần năng lượng khi dao động bên trong nó.
Nếu bạn thêm vào bên trong khung gỗ này những khối vật liệu hút âm, giảm âm (damping materials) như sợi bông khoáng (mineral wool), và một tấm màng căng trùm lại, khi đó loại vật liệu hút âm này sẽ có khả năng xử lý cả một dãi tần số trầm một cách hiệu quả, chúng ta thường nghe các kĩ sư âm thanh gọi loại hút âm này là bẫy bass (bass trap) . Khoan thêm vài lỗ trên mặt gỗ nữa là bạn đã có một tấm bảng hút âm với dãi tần cực kì rộng.
Bạn nên ghi nhớ nhé, Một tấm hút âm dạng bản, kết hợp với một ít vật liệu giảm âm và khoan thêm vài lỗ nhỏ sẽ giúp kiểm soát các tần số của sóng đứng một cách hiệu quả hơn.
Vẫn còn một cách nữa để giải quyết vấn đề sóng đứng này, đó là sử dụng vật liệu tán âm (diffuser). Những bề mặt không đồng đều sẽ làm phá vỡ những phản xạ, biến chúng thành nhiều phản xạ nhỏ hơn.
Bạn hãy tưởng tượng âm thanh lúc này như một cục nước đá đang cầm trên tay, khi bạn ném vào tường nó sẽ vỡ ra thành rất nhiều mảnh vụn. Còn nếu với một bề mặt phẳng như gương thì trong trường hợp này âm thanh lại giống như trái banh, khi bạn ném vào, nó chỉ dội lại chứ không vỡ ra được. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy, để có được một bề mặt gồ ghề một cách hiệu quả, bạn cần phải so sánh kích thước của chúng với độ dài bước sóng của các tần số bạn muốn xử lý. Âm thanh luôn là thứ khó kiểm soát.
Với những kiến thức thú vị này, VINHSTUDIO hy vọng các bạn đã hiểu thêm về cách xử lý âm học, nếu bạn dự định xây dựng một phòng cách âm, hãy thử áp dụng các kiến thức trên nhé. Chúc các bạn thành công.