Tin tức

DSD và FLAC có khác nhau không và khác nhau ở những điểm gì ?

Ngày đăng: 24/07/2019 11:17

Định dạng DSD và đinh dạng FLAC ngày càng phổ biến, ngày càng được nhiều người tìm đến để thử chất lượng và nó mặc định là những định dạng âm thanh quan trọng nhất của người chơi âm thanh, yêu âm thanh.

 

Định dạng CD, DSD hay FLAC đều lưu trữ dữ liệu âm thanh dưới dạng số, được số hóa với các chuỗi số như nhau, tuy nhiên ở mỗi định dạng thì tính chất của nó khác nhau.

Ở các file nhạc FLAC hay WAV thì độ sâu trường âm thanh thường từ 16bit đến 32bit nhưng ở DSD chỉ có 1 Bit, bù lại ở các file DSD tần số lấy mẫu lại cao hơn rất rất nhiều lần so với Flac và Wav ví dụ ít nhất là DSD64 so với CD là hơn 64 lần, DSD512 tần số lấy mẫu cao hơn 512 lần, tần số lấy mẫu có lợi thế hơn bởi nó sẽ tạo cho sóng âm liền mạch mềm mại hơn, thậm chí các tần số nhiễu có thể còn được gói lại và gửi tạm vào tần số cực cao ở mức siêu âm để tai người không còn nghe được nữa nên cũng sẽ khiến âm thanh bản ghi sạch sẽ chi tiết hơn. 

Chúng ta không nên chỉ nhìn vào thông số của định dạng âm thanh là yên tâm file nhạc đó chất lượng sẽ cao nhé, ví dụ các file DSD hoặc các file FLAC nhưng file đó có được là do quá trình người chơi RIP từ đĩa than, băng từ thì chất lượng  khó có thể đáp ứng được tốt vì nó phụ thuộc vào thiết bị RIP, thiết bị đọc nguồn đĩa than hay băng từ đó, dù có lưu ở định dạng đến DSD512 đi chăng nữa thì nó vẫn không thể hay được so với 1 bản DSD64 hay FLAC 24bit mà được lưu trực tiếp từ phòng thu chưa qua công đoạn master thành analog. Thường thì các file nhạc chất lượng cao chuẩn DSD hay Flac Hi res hay được sử dụng trong các nội dung âm nhạc giao hưởng thính phòng hoặc từ các phòng thu hiện đại chuyên thâu âm phục vụ các Audiophile ví dụ như Stockfish của Đức.

Những bản nhạc chất lượng cao này có thể tìm mua trên các trang ví dụ như HDtrack hay có thể mua luôn cả 1 ổ cứng dung lượng lớn với nhiều Album nhạc chuẩn cho Audiophile tại Vinhstudio số 5 ngõ 307A Bạch Mai Hà Nội ( ĐT 0936999663) . 
 

Nhạc Việt thì sao? Các Album nhạc Việt chỉ có thể tìm được ở định dạng WAV với thông số kỹ thuật 1:1 như CD, tần số lấy mẫu cao nhất sẽ là 44.1Khz, Độ sâu trường âm sẽ là 16bit và Bitrate của file 1411, với thông số này nếu các File nhạc chắc chắn được RIP lại từ CD với kinh nghiệm RIP CD của người am hiểu chuyên RIP CD nó sẽ có chất lượng 100% như CD xịn không khác dù chỉ 1 Bit, tuy nhiên nếu đơn thuần ai đó cũng RIP nhưng không có kỹ thuật sâu về RIP CD thì bản lưu ở WAV sẽ không có chất lượng hoàn hảo.

Đến thời điểm này 2019 các bạn đừng mất công đi tìm những Album nhạc Việt ở định dạng DSD hay Hi Res nhé vì thực sự gần như là không có, gần như chẳng có phòng thu nào của người Việt có bán các đĩa SACD để RIP ra DSD cũng như là cũng rất ít phòng thu bán ra các bản master Hi res dưới dạng FLAC 24 hay 32 Bit.

Các bản RIP từ CD xịn với kỹ thuật RIP tốt chúng ta yên tâm thưởng thức chất lượng âm nhạc ở chất lượng CD không phải bàn cãi và ở chất lượng này vẫn quá đủ để đôi tai ta cảm nhận âm nhạc, tai người nói chung chỉ nghe được âm thanh đến tần số 20Khz mà CD đạt đến 44,1Khz nên không có lý do gì mà phải lo lắng nó kém hơn DSD hay kém hơn các file Hi Res 32bit. 

Với kinh nghiệm chơi nhạc số lossless từ khá sớm cá nhân tôi yêu thích nhất là định dạng WAV được RIP từ đĩa CD ra với tỷ lệ RIP Bit Perfect 1:1 có nghĩa là bản RIP với bản gốc là 1.

Các File Flac nếu là các file Master Studio cũng là 1 lựa chọn tốt để chơi nhạc số với các DAC nghe nhạc
WAV là định dạng âm thanh tiêu chuẩn có thể khẳng định 99,9% tất cả các đầu DAC, Musicsever, Music Network Player đều tương thích rất tốt với định dạng này, ngoài ra file WAV cho phép chúng ta lưu được rất nhiều thông tin ( metatag ) trên nó ví dụ như Cover Art ( ảnh hiên thị Album CD), tên bài, tên ca sỹ, tên nhạc sỹ, năm sản xuất, lời bài hát và vô số các thông tin khác nếu muốn lưu. Metatag phục vụ quá trình chơi nhạc trên các phần mềm chuyên nghiệp như Roonlab, Jriver  tìm kiếm nội dung cần tìm nhanh và chính xác hơn rất nhiều.

Tôi vẫn chưa yên tâm lắm với các File định dạng Flac vì ít nhiều quá trình RIP CD người Rip vẫn thường đặt chế độ nén từ 14% đến 50%  mặc dù theo giải thích của nhà khoa học thì việc nén để giảm dữ liệu của file nhạc mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh tuy nhiên yên tâm nhất vẫn là không nén như file WAV. 

 

Nhìn vào khung bôi màu phía trên hình các bạn có thấy file Flac này đã được người RIP nén đến 51%, các thông số phía dưới vẫn đảm bảo là như CD nhưng thực sự chất lượng còn đủ như file gốc hay không thì tất cả trông chờ vào đôi tai của bạn. 

Tiếp theo ta nhìn vào ảnh dưới để xem thông số của 1 file WAV để thấy rõ là WAV không nén một chút nào cả.

 

 

Dưới đây là sơ đồ biểu thị các tính chất cơ bản để so sánh mức đọ khác nhau của file DSD và các loại file FLAC

 

 

Tham khảo thêm : Có nên dùng đầu DAC thay thế các đầu CD truyền thống hay không 

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon