Tin tức

Cách nhận biết 1 Album nhạc Lossless được làm Metadata hay còn gọi là Meta tag, kinh nghiệm RIP 1 CD cho chất lượng hoàn hảo nhất.

Ngày đăng: 15/11/2022 21:03
Bạn chưa biết tầm quan trọng của Metadata trong các file nhạc lossless quan trọng thế nào, nó có ích gì trong trường hợp cụ thể nào ? Hãy cùng đọc bài viết của Vinhstudio dưới đây để tham khảo nhé!

Metadata Tag là gì ?

Metadata tag trong các file nhạc lossless được hiểu là những dữ liệu nhận dạng được nhúng trong các file nhạc số, nó bao gồm càng trăm thẻ meta dựa trên các văn bản hay thông tin đính kèm thí dụ như trong 1 file nhạc có thông tin tên ca sỹ, thông tin nhạc sỹ, thông tin thể loại nhạc, thông tin năm phát hành, thông tin band nhạc, thông tin các nghệ sỹ biểu diễn hoặc các file nhạc cổ điển hay giao hưởng có các thông tin của nhạc trưởng, thông tin tên dàn nhạc, thậm chí có thể nhúng cả lời bài hát.... tất cả mỗi 1 thông tin như kể trên sẽ là các trường thông tin bắt buộc người soạn nội dung file nhạc phải tự nhúng vào trong từng mỗi file nhạc riêng biệt.

 

cách làm metadata tag cho nhạc lossless

 

Khi bạn chơi nhạc lossless chưa đủ lâu sẽ thấy hoặc thậm chí chả cần biết Metadata tag là gì và cũng chả thấy nó có tác dụng gì nhưng thực ra đó là cách nghe nhạc khi ta biết bài hát đó ở đâu, Album đó nằm thư mục nào, nhưng nếu dữ liệu nhạc của bạn ngày càng nhiều lên do năm tháng sưu tầm được lúc đó ta không thể phụ thuộc vào trí nhớ để nhớ từng Album nào nằm ở đâu nữa lúc đó chúng ta phải tìm theo tên ca sỹ, hay bất cứ thông tin nào liên quan đến bản nhạc cần tìm Metadata chính là các thông số được nhúng trước trong mỗi File nhạc số để lúc cần chúng ta có thể tìm được nhanh chóng hơn qua các phần mềm quản lý thư viện nhạc như phần mềm Music Server Jriver hay phần mềm Music Server Roonlab.

Việc nhúng các thông tin gọi là Meta tag này là việc làm của những người chuyên soạn thảo RIP đĩa CD gốc để hoàn thiện thành các Album nhạc Lossless chuẩn có đủ hình ảnh bìa đĩa CD, có đủ các thông số khác nhau phục vụ việc tìm kiếm.

 

Metadata Tag là 1 loại siêu dữ liệu 

 

Metadata tag trong nhạc lossless nó là thứ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng, nó có rất nhiều ứng dụng mà ta chưa thể hình dung ra hết được nhưng cơ bản nhất là khi muốn nghe ca sỹ cụ thể nào đó ta tìm kiếm trong thư viện là có, hoặc như không nhớ tên bài hát muốn tìm ta có thể tìm quanh những thông tin về nó vẫn phải dễ dàng kiếm ra được, nó chính là do các thông tin Metadata tag hỗ trợ.

Nếu bạn đã sử dụng các dịch vụ phát nhạc trực tuyến đủ lâu ví dụ như Spotify bạn sẽ thấy việc tìm kiếm nó được đơn giản hóa đến mức nào, các siêu dữ liệu sẽ bổ sung cả cho việc tìm hiểu gu nhạc của người dùng để phần mềm nó có những gợi ý tối ưu, đó chính là các trường thông tin về thể loại nhạc trong file được nhúng.

Bạn có hình dung được vì sao chỉ 1 thông tin năm phát hành bản nhạc cũng đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc tìm kiếm các phiên bản của bản nhạc không? Tôi gợi ý cho bạn nhé, ví dụ 1 nghệ sỹ biểu diễn Piano họ có chơi 1 bản nhạc nổi tiếng và bản đó ví dụ chỉ năm 2022 mới là bản hay nhất, khi ta kiếm tên bản nhạc bằng tên chính xác của bản nhạc kèm tên nghệ sỹ phần mềm sẽ cho ra nhiều bản ghi âm khác nhau của nhiều năm trước đó và đương nhiên nếu ta biết thông tin chỉ có bản ghi 2022 mới là bản hay nhất lúc đó ta chỉ việc thưởng thức bản 2022 hoặc sẽ nghe các bản ghi của những năm khác để so sánh sự thay đổi theo thời gian nghệ sỹ đó có biểu diễn bản nhạc khác nhau không, hoặc bản ghi của nhà phát hành khác nhau cũng mang lại hiệu ứng âm thanh khác nhau, thông tin nhà phát hành cũng được biên soạn Metadata càng thuận tiện và chi tiết hơn cho việc tìm kiếm của người yêu âm nhạc.

Nói tóm lại cơ sở dữ liệu Metadata càng chi tiết và không sai sót thì cái lợi cuối cùng sẽ là ở người dùng, nó tạo điều kiện để người dùng có thể tìm kiếm những thứ họ cần dễ dàng hơn.

Vinhstudio chia sẻ với những người mê nhạc lossless cách để biên soạn Metadata tag nên có những thông tin nào cần thiết cho việc tìm kiếm cũng như việc hiển thị thông tin của bản nhạc khi sử dụng các thiết bị phát nhạc lossless có màn hình hiển thị.  

1. Cover Art (Bìa đĩa CD)

2. Tên Album CD

3. Tên bản nhạc

4. Tên Ca sỹ hay tên nhạc công

5. Tên người sáng tác

6. Năm phát hành

7. Thể loại âm nhạc

8. Số thứ tự bản nhạc (Không phải số đặt tên File mà là thứ tự bản nhạc được tag nhúng bên trong trường dữ liệu)

9. Tên nhà phát hành Album

10 . Comment giới thiệu về Album

11. Số nhận diện phát hành Album hoặc Serie của Album

Với phần mềm làm Metadata người biên soạn có thể tag thêm hàng trăm thông tin phụ khác để phục vụ nhu cầu tìm kiếm, tuy nhiên ở mức sưu tầm cá nhân và tự biên soạn, theo kinh nghiệm của Vinhstudio với 11 trường thông tin cần thiết trên là đã đủ dùng.


 

Kinh nghiệm RIP đĩa CD và làm Metadata Tag cho Album nhạc số 

1. Trước tiên cần có 1 ổ CD Rom cho máy tính để cầu kỳ thì muôn vàn thứ ví dụ như Vinhstudio có 1 ổ CD Rom là ổ rời bên ngoài có kết nối USB với PC, nguồn điện để cấp cho ổ CD Rom Vinhstudio sử dụng nguồn biến áp xuyến cấp dòng điện 12V cho CD Rom, cáp USB chống nhiễu chọn loại cho Audio của AudioQuest. 

- Quá trình Rip CD lâu hay nhanh phụ thuộc vào khâu Setting của phần mềm, Vinhstudio Setting phần mềm RIP CD EAC với tốc độ 2x với tốc độ này trung bình 1 CD sẽ mất khoảng 25 phút, định dang RIP ra là WAV, thỉnh thoảng có những CD thể đến 2 tiếng đồng hồ nếu CD đó khó đọc do bị xước hay do lỗi thời gian từ tính của CD không còn mạnh như lúc mới, vì sao lại phải lên đến 2 tiếng cho 1 CD khó đọc đó là do phần Setting đặt chế độ bitperfect, cụ thể là với phương thức này phần mềm sẽ đọc đi đọc lại khu vực khó đọc dữ liệu chứ không dùng phép nội suy để bỏ qua, thường thì những người không chuyên RIP CD sẽ chỉ cài đặt phần mềm ở mức phổ thông nên việc RIP đĩa CD rất nhanh tuy nhiên độ chính xác thì sẽ không hoàn hảo như cách Setting chuyên nghiệp.

- Trong quá trinh RIP đĩa CD ta tranh thủ lấy bìa đĩa CD ra chụp lại bằng điện thoại nếu không có máy Scan, chụp đt thực ra vẫn OK sau đó dùng phần mềm Crop các phần thừa ta vẫn có 1 Cover Art hoàn hảo.

- Quá trình RIP xong phần mềm sẽ báo CD đã Rip xong,  ta cần ấn vào mục xuất biên bản RIP sẽ có đủ các thông số quá trình RIP đĩa, các thông số chất lượng file, độ dài file và thông số chất lượng so sánh với bản Rip chuẩn nhất trên Internet  xem có bị khác biệt không....

rip cd EAC chất lượng tốt nhất

Hình ảnh trên cho thấy quá trình CD RIP hoàn thành với thứ tự các bài số phút nối tiếp nhau, tình trạng mỗi bài

 

rip đĩa cd vinhstudio

Ảnh trên cho biết sau khi RIP xong phần mềm có so sánh với các bản RIP khác trên mạng và nó có thông số chính xác như các bản Rip khác.

2. Sau khi đã có các File được RIp ta lập thư mục đặt tên Folder theo tên của CD theo thứ tự Tên Ban nhạc hay Ca sỹ trước sau đó là thông tin tên của Album CD, trong thư mục sẽ chứa các file nhạc định dạng WAV đã RIP, các tấm ảnh đã chụp cũng cho vào cùng thư mục, file ảnh chính sẽ đặt tên là folder vì Windows hay các thiết bị đọc nhạc số nhận chữ folder để hiển thị Thumnails (hiển thị bìa đĩa CD).

Các file nhạc Rip được nếu trong khi Rip phần mềm không nhận dạng được chính xác chương trình nó sẽ không tự điền tên bản nhạc cho từng bài mà ta cần phải tự chép từ mặt sau của  CD lên từng File nhạc, một số người nghĩ rằng cứ điền tên bản nhạc và có ảnh bìa đĩa CD là xong tuy nhiên đây hoàn toàn chưa có bước làm Metadata tag cho Album nhạc lossless.

 

làm metadata cho nhạc lossless

 

 

Nhìn vào hình trên ta thấy các file nhạc được RIP ra ở định dạng WAV không nén - không mất dữ liệu tuy nhiên các file nhạc chưa có tên bài vì phần mềm không nhận ra đĩa CD này thông qua chương trình nhận diện nên nó để tạm tên bài là Track 1, Track 2, Track 3, để ý ta thấy file ảnh chụp từ điện thoại cũng chưa qua bước chỉnh sửa để nó về hình bìa đĩa gọn gàng, tiếp theo ta nhìn thấy 2 file thông tin quá trình RIP đĩa CD.

 

Để làm Metadata tag cho Album nhạc số cần có phần mềm làm Metadata tag, có thể tải các phần mềm miễn phí hoặc nếu dùng phần mềm Music Server như Jriver có thể làm Metadata Tag ngay trên phần mềm nhưng giao diện không thân thiện và đơn giản bằng phần mềm làm Metadata tag chuyên nghiệp.

 

cách làm tg cho nhạc lossless

 

Nhìn vào hình trên ta thấy sau khi điền đầy đủ tên bản nhạc và tên ban nhạc xong nhưng bên phải cửa số có các mục như Tên Album , Titel, Số thứ tự đang bị trống không có thông tin chính là do chúng ta chưa làm Metadata tag.

 

làm meta tag cho nhạc lossless\

 

Thử dùng thư mục chưa làm Metadata tag và nhập vào thư viện của phần mềm Music Server Jriver trên PC ta thấy phần mềm nó nhận thư mục này thành thư mục “không nhận diện” và nếu có nhiều Album như vậy thì phần mềm nó sẽ gom hết vào mục này, chúng ta sẽ không chơi được cả Album khi chưa làm Tag hoặc không tìm kiếm được bản nhạc vì bản nhạc chưa được nhúng các thông tin phục vụ việc tìm kiếm.

 

phần mềm làm metadata tag

 

Sau khi dùng phần mềm làm Metadata tag Điền đầy đủ các thông tin cơ bản cũng như nhúng bìa đĩa CD vào các File chúng ta sẽ có các file nhạc đã được làm Metadata tag như sau:

 

tag cho nhạc số

 

Bây giờ sẽ thử nhập lại Album nhạc vào lại phần mềm Music Server Jriver ta thấy phần mềm đã nhận thành 1 Album CD có tên Album và các thông số khác được nhúng đã hiển thị trong mục tag.

Như vậy là chúng ta thoải mái dùng Album đã được Tag sử dụng ở bất cứ phần mềm Music Server nào như Jriver, Roon hay Volumio ....


 

Quý vị không có thời gian tự biên soạn các Album CD nhạc số cho mình, và mong muốn có những Album nhạc lossless đạt chất lượng CD, DSD và có Metadata Tag hoàn chỉnh hãy đến với Vinhstudio với dịch vụ bán ổ cứng chép nhạc lossless chọn lọc theo yêu cầu, hoặc dịch vụ chép nhạc lossless yêu cầu vào ổ cứng của quý vị.

Dịch vụ chép và bán ổ cứng nhạc lossless tại Hà nội địa chỉ:

Vinhstudio: Số 5 ngõ 307A Phố Bạch Mai - Hà Nội 

Điện thoại liên hệ: 0936999663

Links tham khảo một số Album nhạc số tải về miễn phí của Vinhstudio:
https://phimhd1080.com/san-pham/tai-file-dsd-va-cac-album-sacd-hi-res-file-tu-96k-192k--24bit-32-bit-mien-phi-tai-day-no-870.html

 

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon