[MỤC LỤC]
|
Đầu phát nhạc lossless
Hầu như bất cứ thiết bị nào phát được ra nhạc từ công nghệ số Digital, công nghệ không dây đều có tích hợp bộ chuyển đổi kỹ thuật số được gọi là DAC, là 3 chữ viết tắt của Digital Audio Converter .
DAC được tích hợp trên Điện thoại thông minh, trên máy tính, trên đầu CD, trên các bộ phát nhạc lossless gia đình, nó có nhiệm vụ chuyển đổi các thông tin kỹ thuật số thành sóng âm Analog để phát ra âm thanh đến tai người.
Các bộ khuếch đại như Ampli hay Loa nghe nhạc không thể tự phát được các tín hiệu âm thanh kỹ thuật số vì chúng cần 1 thứ tín hiệu dạng sóng âm chính vì thế các kỹ sư mới thiết kế ra bộ chuyển đổi từ dạng tín hiệu kỹ thuật số sang tín hiệu dạng sóng âm để thiết bị như Ampli hay loa có thể phát ra âm thanh. Tóm lại các bộ giải mã âm thanh DAC là thành phần rất quan trọng để phát ra âm thanh vì nếu không có chúng thì Ampli không thể tự giải mã các tín hiệu số dạng 0 và 1 được.
Thiết giải mã âm thanh DAC có nhiều loại và tất nhiên loại nào cao cấp sẽ cho chất lượng âm thanh gần với bản ghi gốc nhất, cho nên nâng cấp DAC chắc chắn vẫn là cách đơn giản nhất để có chất lượng âm thanh trung thực vì nếu chất lượng đầu nguồn là tín hiệu kém sẽ được bộ khuếch đại đến Ampli làm cho cái thứ kém đó càng rõ ràng hơn, lớn hơn và ngược lại...
Âm thanh chúng ta nghe được từ tiếng ô tô, tiếng la hét, tiếng nhạc cụ là những âm thanh được lan truyền trong không khí đến tai chúng ta theo dạng sóng âm thay đổi liên tục, các bản ghi Analog trước đây như đĩa than, băng từ chính là những sản phẩm lưu trữ âm thanh ở dạng sóng hay còn gọi là Analog, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ cho nên Đĩa than, Băng từ hôm nay đã nhường chỗ cho sự tiện lợi và chính xác của kỹ thuật số và đĩa CD cũng như nhạc số lưu trữ trên các tập tin đã ra đời từ đây.
Sơ đồ biểu diễn quá trình thu âm thanh là sóng âm rồi được mã hóa thành các tập tin số và để phát lại các tập tin số lại cần có bộ giải mã âm thanh DAC để chuyển tín hiệu số trở lại thành sóng âm.
Cách hoạt động của các tập tin âm thanh kỹ thuật số khác hẳn với tín hiệu âm thanh Analog, các tập tin được lưu với các xung nhịp mã hóa định dạng PCM, âm thanh sẽ được đo theo biên độ với các khoảng cách đều đặn, giá trị của mỗi biên độ được mã hóa dạng số nhị phân bao gồm 1s và 0s và độ dài của mỗi số này gọi là độ sâu Bit, thời gian của các khoảng đo được gọi là tốc độ lấy mẫu. Ví dụ ghi 1 đĩa CD tiêu chuẩn mỗi mẫu này được thực hiện trong 44.100 lần mỗi giây, mỗi mẫu này được đo với độ chính xác là 16 bit (16bit này được lưu trữ ở dạng nhị phân gồm 16 chữ số).
Công nghệ hôm nay đã phát triển hơn nữa và các bản ghi Hi-Res độ phân giải cao hơn CD có độ sâu bit lên đến 24bit và được lấy mẫu liên tục cao hơn 4 lần CD đạt đến 192.000 mẫu mỗi giây.
>>> Xem thêm: Nhạc chất lượng cao lossless
Nhìn vào biểu đồ ta thấy 3 tỷ lệ cần phải có của 1 tập tin âm thanh đó là yếu tố thời gian, độ sâu bit và độ phân giải, độ phân giải càng cao tín hiệu nhạc số càng mịn gần giống với sóng âm thanh hơn.
Cho dù âm thanh kỹ thuật số có lưu trữ ở nhiều tỷ lệ lấy mẫu, độ sâu Bit hay các định dạng mã hóa thế nào thì nhiệm vụ của bộ giải mã âm thanh , Đầu phát nhạc lossless DAC vẫn phải hiểu tất cả, dịch nó lại chính xác nhất từ dạng nhị phân để biến các mã hóa này thành sóng Analog gần nhất với bản ghi.
Mặc dù lý thuyết thì tất cả các thiết bị âm thanh kỹ thuật số đều có DAC nhưng không phải tất cả các giải mã DAC đều tạo ra chất lượng âm thanh như nhau . Bộ chuyển đổi âm thanh DAC kém tạo ra nhiều tiếng ồn không mong muốn trong quá trình tái tạo do mạch thiết kế kém với các linh kiện kém chất lượng và độ chính xác kém và tất nhiên là sẽ bị biến dạng do sự chập chờn của tín hiệu số trong quá trình giải mã, Jitter (độ ồn) sẽ được sinh ra trong quá trình này, nó là sản phẩm của luồng tín hiệu số không được đồng bộ chính xác trong thời gian thực nhất định của luồng tín hiệu số, yếu tố thời gian chính xác của luồng tín hiệu lại là quan trọng nhất trong việc tái tạo lại tín hiệu số thành tín hiệu sóng, mạch đồng hồ kỹ thuật số clock được thiết kế kém sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu suất của âm thanh. Các vấn đề chập chờn có thể bị phát sinh mỗi khi tín hiệu kỹ thuật số di chuyển qua các bảng mạch và đặc biệt là bị ảnh hưởng khi tín hiệu đường truyền dẫn giũa các thiết bị.
Ở những thiết bị nghe nhạc đắt tiền thường nhà sản xuất có sản xuất thêm thiết bị Clock rời với những bộ đếm nhip thời gian này tín hiệu số sẽ được đo đạc và chỉnh sửa lại sao cho chính xác nhất với tín hiệu số ở giai đoạn đầu chưa qua giải mã.
Chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vào các thiết bị giải mã DAC khi nguồn dữ liệu (nguồn nhạc) không chất lượng vì 1 bản nhạc ví dụ như MP3 128kbps bản thân nó đã là không còn chính xác nữa do quá trình nén nhỏ lại để tiết kiệm dung lượng bộ nhớ thì các chi tiết trong bản nhạc đã hầu như bị lược bỏ nên bản nhạc chẳng còn gì là chất lượng nữa lúc đó bộ giải mã âm thanh DAC có chính xác đến mấy thì cũng chẳng thể nào làm cho âm thanh (bản nhạc) tốt lên được.
1 bản ghi kỹ thuật số tối thiểu cũng phải có chất lượng (thông số kỹ thuật CD ) trở lên được lưu ở định dạng wav (không nén) hoặc lưu ở định dạng lossless có nén nhẹ 1 chút nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh do thuật toán Audio Codec tốt như Flac hoặc Alac (mac). Và tất nhiên cao hơn nữa chúng ta có thể có các bản lưu ở định dạng Hi-Res 24/32Bit hay định dạng DSD.
DSD viết tắt của Direct Stream Digital là 1 giải pháp thay thế cho PCM được phát triển từ hãng Sony hợp tác với Philipps cuối năm 90, ở thời điểm đó họ cho ra đời định dạng đĩa Audio CD gọi là SACD, đinh dạng SACD khác với PCM ở độ sâu Bit chỉ 1Bit so với 16Bit của PCM nhưng tốc độ lấy mẫu thì cao hơn 64 lần so với PCM được gọi là DSD64 (tần số lấy mẫu của DSD64 là 2.8Mhz nó là thông số của PCM 44.1Khz x 64 lần) và có cả những đĩa DSD128 có tần số lấy mẫu 5.6Mhz, hôm nay thì DSD đã phát triển đến tần số lấy mẫu là DSD1024 và thậm chí cao hơn nữa.
Các tranh cãi về hệ thống mã hóa nào là tốt nhất vẫn tiếp tục nổ ra và cũng chả có hồi kết, nếu có điều kiện kinh tế ta vẫn nên có các thiết bị giải mã đọc được tất cả các định dạng cao nhất như DSD, tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng không có nghĩa cứ định dạng cao thì âm thanh hay hơn vì âm thanh hay nó phụ thuộc cơ bản vào bản ghi âm chứ không phải là bản ghi âm lưu ở định dạng nào.
Bộ giải mã âm thanh DAC có đủ muôn hình vạn trạng và tất nhiên là nhà sản xuất sẽ cung cấp cho chúng ta các mức lựa chọn khác nhau ở việc cho các thiết bị đó có những chức năng gì và mức độ chất lượng sẽ ở mức độ nào do ngân sách chúng ta bỏ ra. Có những bộ giải mã âm thanh chỉ nhỏ gọn như 1 thanh USB ví dụ như hãng Audioquest cho ra các sản phẩm như Audioquest Dragon Fly Red hay Audioquest Dragon Fly Cobalt, những thiết bị giải mã âm thanh này có thể kết nối với máy tính qua cáp USB Audio chuẩn A to B hay USB Audio A to C, hoặc kết nối qua cáp usb audio với điện thoại. Thường các loại DAC này sử dụng nguồn điện lấy từ máy tính hay lấy từ điện thoại trên chính sợi dây cáp USB AUDIO kết nối rất đơn giản và cuối cùng thì chỉ cần có 1 tai nghe hoặc có 1 Ampli khuếch đại Hifi là chúng ta đã có thể thưởng thức những bản nhạc chất lượng cao.
Cáp USB AUDIO A sang B AudioQuest Cinnamon của hãng Audioquest đáp ứng tốt nhu cầu nghe nhạc lossless
Nếu chúng ta có nhu cầu cao hơn và không có nhu cầu mang đi mang lại cần nghĩ đến các bộ giải mã âm thanh DAC lớn hơn có nhiều kết nối hơn, các thiết bị DAC này thường có nguồn điện riêng để đảm bảo hiệu suất của âm thanh. Các đầu giải mã âm thanh DAC dạng này chiếm chủ yếu như cầu thị trường có thể kể đến như Cocktail Audio N25 hoặc Cambridge Audio Dacmagic 200M.
Đầu phát nhạc lossless - dsd - Cocktail Audio N25
Đầu phát nhạc lossless USB DAC tích hợp Bluetooth Cambridge Audio Dacmagic 200M
Chúng ta có nhu cầu thưởng thức cả tai nghe những lúc muốn xung quanh yên lặng nên nhắm đến các đầu giải mã âm thanh có tích hợp cả bộ khuếch đại dành riêng cho tai nghe, tuy nhiên cũng có những nhu cầu muốn tách rời tất các các nhu cầu thành những thiết bị riêng có thể nhắm đến những bộ giải mã âm thanh thuần USB DAC như Chord Qutest nó là 1 đầu giải mã độc lập không có bất kỳ tính năng nào ngoài việc thiết kế chuẩn kết nối với máy tính, và có thêm cổng quang và cổng đồng trục.
Thiết bị giải mã âm thanh USB DAC Chord Qutest
Cuối cùng là phân khúc cao cấp để hoạt động trong những bộ dàn âm thanh Hi-End, những bộ giải mã âm thanh DAC dạng này thường có nhiều đầu vào và ra hơn nữa ví dụ như bổ sung các cổng AES/EBU hay cổng I2S hoặc có thêm các chức năng như Pre-amp..... và chắc chắn là những linh kiện nằm trong các bộ giải mã âm thanh DAC này là các linh kiện được hãng lựa chọn kỹ và là các linh kiện của các thương hiệu sản xuất âm thanh có danh tiếng. Có thể tìm thấy các thiết bị đó qua 1 vài thương hiệu nổi tiếng như của Cambridge Audio Edge Nq, Hifi Rose, các loại Ampli hay Pre-Amp hiện nay hầu như cũng đã tích hợp thêm bộ phận giải mã DAC rời để phục vụ nhu cầu nghe nhạc lossless của người yêu nhạc với các nguồn nhạc bất tận từ Internet hay từ các ổ cứng chép nhạc lossless được RIP từ các đĩa CD gốc.
Có điều kiện hơn nữa chúng ta có thể tìm đến các thương hiệu xa hoa như Chord DAVE, Nagra, dCS, Metronomen, Goldmund, tất cả những hãng âm thanh danh tiếng này cũng là những hãng cho ra mắt nhiều bộ giải mã âm thanh thật tuyệt với và tất nhiên giá tiền thì cũng phải nằm mơ...
Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã tìm đọc và tham khảo bài viết của Vinhstudio, các Website khác tham khảo lấy bài xin ghi rõ nguồn.
VINHSTUDIO
Quý vị và các bạn không có thời gian và kinh phí để mua CD RIP những bản nhạc lossless chuẩn cho chính mình hãy đến với Vinhstudio chắc chắn nơi đây là địa chỉ tin tưởng cho Audiophile đam mê nhạc số, ở đây quý vị có thể đặt mua ổ cứng chép sẵn nhạc lossless hay DSD chất lượng cao với các loại ổ cứng dung lượng từ 1TB đến 4TB, tất cả các Album nhạc lossless đều được nhúng các thẻ Metadata Tag chuẩn hóa cho các phần mềm Music Server như Jriver, Roonlabs hay Volumio, chuẩn hóa cho các thiết bị giải mã DAC ...
Vinhstudio khẳng định nguồn gốc các bản Nhạc Lossless của Vinhstudio là trực tiếp 100% RIP từ đĩa CD gốc, nó sẽ khác hẳn các file nhạc lossless trôi nổi trên mạng Internet. Quý vị đã có sẵn ổ cứng có thể gửi Vinhstudio chép nhạc vào ổ với kinh phí rất hợp lý.