Tin tức

Hi-Res Audio là gì? Hãy cùng Vinhstudio tìm hiệu cặn kẽ về thuật ngữ Hi-Res này nhé!

Ngày đăng: 16/12/2022 16:30
Với anh em yêu âm thanh thì đâu đó trên mạng, qua anh em bạn bè chúng ta liên tục bắt gặp cụm từ Hi-Res Audio, người thì bỏ công tìm hiểu ý nghĩa và nắm rất vững về nó, người thì ngại tìm kiếm chính vì vậy Vinhstudio sẽ biên soạn lại thuật ngữ này ít nhiều sẽ mang đến cho người yêu âm thanh 1 chút kiến thức bổ sung dễ hiểu hơn.

hi-res-audio-la-gi

Hi-Res Audio là gì?

Hi-Res Audio là tên viết tắt của 3 chữ HAR ý nghĩa của cụm từ trong tiếng anh là high-resolution audio, đây là thuật ngữ về âm thanh cho chúng ta biết đang sử dụng 1 định dạng âm thanh độ phân giải HD, cao hơn cả thông số kỹ thuật của định dạng Audio CD.

Hi-Res Audio ngày càng được ưa chuộng thông qua các trang dịch vụ trực tuyến như Qobuz, Tidal hoặc trang dịch vụ bán file nhạc Hi-Res ví dụ như HDtrack.

 

hi-res-audio-dich-vu-qobuz

Đặc tính, thông số kỹ thuật của định dạng Hi-Res 

Có 2 định dạng âm thanh cơ bản người yêu âm thanh cần phân biệt hiện nay đó là : DSD và PCM.

Hi-Res Audio thuộc định dạng PCM có tính chất tương tự như định dạng Audio CD tuy nhiên mọi thông số kỹ thuật sẽ cao hơn. Nếu tìm hiểu kỹ 1 chút chúng ta sẽ biết 3 thông số cơ bản quyết định chất lượng âm thanh của 1 file nhạc đó là Tần số lấy mẫu (Sampling Rate) , độ sâu Bit (Bit depth) và băng thông (Bitrat) ...

 

Cùng so sánh Hi-Res Audio với CD Audio:

 

so-sanh-cd-audio-vơi-hi-res-audio

 

CD Audio có thông số kỹ thuật :

- Sampling Rate (độ phân giải hay còn gọi là tần số lấy mẫu) : 44.1Khz

- Bit depth (độ sâu Bit) : 16bit

- Bitrate (băng thông) : 1411Kbps (mỗi giây khi phát file Audio CD dữ liệu sẽ cần phải chuyển 1411kbit

Hi-Res Audio có thông số kỹ thuật:

- Sampling Rate: 48Khz, 88.2khz, 96Khz, 176Khz, 192Khz hoặc thậm chí 384Khz

- Bit depth: 24bit hoặc 32bit

- Bitrate: tùy thuộc vào chế độ nén dữ liệu không mất chất lượng âm thanh mà các file Hi-res sẽ có thông số băng thông khác nhau tuy nhiên thường vẫn gấp đôi hay gấp 4 hoặc gấp 8 lần băng thông của Audio CD.

 

Sự ra đời của Hi-Res Audio

Hi-Res Audio chính thức được các nhà nghiên cứu cho ra mắt từ 1995 là bước khỏi đầu cho sự phát triển của định dạng âm thanh chất lượng cao mà không phải lưu trên đĩa CD, tuy nhiên phải đến năm 2014 Hi-Res Audio mới được hiệp hội Công nghiệp công nghệ thông tin của Nhật bản đứng đầu là tập đoàn Sony công nhận và từ đó người yêu âm thanh mới được tiếp cận.

Hi-Res Audio có Logo bản quyền riêng đó là 1 hình vuông có 2 màu vàng và đen ở trên logo xuất hiện rõ ràng 2 chữ Hi-Res ở nửa trên và chữ Audio nằm ở nửa dưới.

Thế kỷ 21 chắc chắn là thế kỷ cách mạng công nghiệp số việc tìm mua những chiếc CD giá thành cao và khó tiếp cận đã không còn chỗ đứng cao trong cộng đồng người yêu âm nhạc nói chung, nó đã nhường chỗ cho các file nhạc độ phân giải cao Hi-Res có thể mua trực tiếp từ nhà phát hành hay nghe trực tuyến qua các dịch vụ Stream chất lượng cao như Tidal và Qobuz.

Chắc chắn tương lai chuẩn Hi-Res Audio sẽ chiếm ưu thế mạnh mẽ qua mọi phương tiện tiếp cận, nó sẽ dần trở thành 1 chuẩn âm thanh phổ thông khi tốc độ Internet không còn phải là vấn đề.

Hi-Res Audio dùng file gì là chủ yếu ?

Dễ dàng để thấy hầu như đến 95% các định dạng Hi-res Audio được lưu trên định dạng file FLAC, các trang dịch vụ trực tuyến khi tải về chúng ta đều thấy đó là 1 file FLAC có thông số như 96khz/24bit hay 192Khz/32bit, Apple có lưu trữ định dạng Hi-res Audio của họ với file ALAC, định dạng WAV có thể lưu dữ liệu Hi-Res tuy nhiên dung lượng FIle sẽ lớn hơn 30 đến 50% nên không tối ưu cho tốc độ tải file trên Internet nhất là việc nghe trực tuyến.

dinh-dang-hi-res-audio

Định dạng Flac Hi-Res cho phép lưu được nhiều trường thông tin siêu dữ liệu Metadata Tag rất phù hợp cho việc tìm kiếm truy xuất thông tin tìm kiếm.

Định dạng WAV vẫn lưu được thông tin Metadata Tag nhưng phải có Tool chuyên nghiệp mới nhúng được các trường dữ liệu Metatdata Tag.

Khác biệt nào giữa CD Audio và Hi-Res Audio

Nếu so sánh thông số kỹ thuật giữa Hi-Res Audio và CD Audio ta thấy Hi-Res vượt trội hơn CD tất cả mọi mặt, tần số lấy mẫu (độ phân giải âm thanh) cao hơn cho phép âm thanh mịn màng hơn, Bit depth nhiều hơn cho phép lưu trữ nhiều thông tin hơn, Bitrate nhiều hơn cũng cho phép lưu trữ nhiều dữ liệu hơn. Để ý nếu 1 bản nhạc định dạng CD có độ dài 5 phút khoảng 60MB thì cũng bản nhạc đó lưu Flac 24bit/192Khz phải có dung lượng cao gấp 4 lần.

Tuy nhiên đây là phân tích mặt hơn thua về thông số kỹ thuật, chất lượng âm thanh bản chất không nằm ở yếu tố này quá nhiều mà phụ thuộc vào bản thu đó có chất lượng hay không, bản thu được thu âm ở phòng thu nào và phần Mixing thế nào, nếu 1 phòng thu chất lượng mà họ thu âm theo kỹ thuật Digital lưu bản ghi âm lên file Master sau đó chỉnh sửa (remaster) file Master rồi bán trực tiếp cho khách hàng chắc chắn đây là bản thu chất lượng âm thanh tốt nhất còn được gọi là Master Studio Hi-Res Audio.

Ngược lại nếu bản thu âm Analog rồi số hóa để Mastering sau đó upscaled lên độ phân giải cao Hi-Res thì chưa chắc bản thu âm này đã có chất lượng âm thanh tốt nhất.  

 

Muốn nghe nhạc Hi-Res cần chuẩn bị những gì?


Hầu hết những bộ giải mã âm thanh được sản xuất trước đây 5 đến 10 năm đều có thể giải mã được các định dạng file nhạc phổ thông như wav, mp3, flac, alac tuy nhiên định dạng âm thanh Hi-Res 24bit hay 32bit với những tần số lấy mẫu 192Khz đến 384Khz đòi hỏi phần cứng phải đáp ứng được yêu cầu của những file nhạc Hi-Res này, nó phụ thuộc chính vào con Chip giải mã âm thanh DAC được tích hợp trên thiết bị.

Vì các file nhạc Hi-Res Audio có dung lượng lớn nên mỗi Album nhạc  có thể chiếm dụng tài nguyên lưu trữ đến cả vài Gb cho 1 Album nhạc, cần lưu ý khi lựa chọn thiết bị giải mã DAC hay thiết bị lưu trữ có dung lượng hợp lý để phù hợp với nhu cầu giải trí của mình.

Điện thoại di động Smart Phone cũng có thể phát được các File nhạc Hi-Res Audio đến 32Bit tùy từng loại có tích hợp chip giải mã âm thanh DAC nào.

Để phát được các file nhạc Hi-Res ở chất lượng tốt nhất và cách sử dụng đơn giản ta có thể tìm đến những thiết bị chuyên như các Network Player Cocktail Audio N25 hay Cambridge Audio CXN V2 đây là những thiết bị rất phù hợp cho việc thưởng thức những File nhạc Hi-Res Audio chất lượng cao.

đầu-giải-mã-âm-thanh-dac-cocktail-audio-N25 Cocktail Audio N25
đầu-giải-mã-âm-thanh-network-player-cambridge-audio-cxn-v2 Cambridge Audio CXN V2

 

Ở điều kiện kinh tế hạn hẹp hơn có thể tìm đến những thiết bị giải mã âm thanh của Denon ví dụ như Music Server Denon Heos Links HS2 hoặc cao hơn 1 chút ta có thể chọn Network Player Denon DNP-800NE , cả 2 thiết bị này đều rất phù hợp với việc phát các file nhạc Hi-Res Audio và thậm chí đọc cả các file nhạc DSD.

music-server-denon-heos-links-hs2 Denon Heos Links HS2
denon-dnp-800ne Denon DNP-800NE

 

Kết luận:

Không thể phủ nhận được sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người nhiều thành tựu lớn, cụ thể như lĩnh vực âm thanh trong 10 năm trở lại đã có nhiều sản phẩm chất lượng âm thanh vượt trội ra đời.

Để cảm nhận được những File nhạc Hi-Res Audio chất lượng cao không đơn giản cứ mua thiết bị thật hiện đại là nghe được âm nhạc chất lượng cao, yếu tố chính làm nên File nhạc chất lượng vẫn phải là file gốc, file nhạc không bị Convert từ định dạng nọ sang định dạng kia hoặc thậm chí là bị Convert từ nguồn nhạc chất lượng kém rồi qua phần mềm tăng thông số lên thành Hi-Res.

1 Nguồn nhạc chất lượng kém thì dù dùng bất cứ thủ thuật hay công nghệ nào cũng sẽ không bao giờ có thể làm cho nó hay lên được dù là 1 chút, thông số kỹ thuật chỉ là công cụ tham chiếu so sánh chứ nó không quyết định đến chất lượng bản nhạc đang nghe.

Nguồn: VINHSTUDIO

 

Mách nhỏ:

Quý vị và các bạn đã sở hữu các thiết bị đủ tiêu chuẩn Audiophile rồi nhưng nghe nhạc vẫn thấy không hay, không vừa ý nhiều phần do nguồn nhạc chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng, hãy tìm đến những dịch vụ chuyên bán các File nhạc, Album nhạc chất lượng cao được lưu trên ổ cứng, lưu trên USB dung lượng lớn. Dịch vụ ổ cứng nhạc lossless Vinhstudio với thâm niên cũng như kinh nghiệm nhiều năm chuyên gia lĩnh vực nhạc số đảm bảo sẽ làm hài lòng quý vị yêu âm thanh. Ngoài ra Vinhstudio cũng có dịch vụ chép nhạc lossless vào ổ cứng USB, quý khách có sẵn ổ cứng cũng có thể mang qua Vinhstudio để chép những nội dung âm nhạc theo yêu cầu.

 

chép-nhạc-lossless-hà-nội


loa-klipsch-rp-500M-II

 

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon