Không hiểu rõ đặc điểm cơ bản của DAC: Nhiều người mua DAC mà không hiểu rõ về chức năng cơ bản của nó là gì, điều này dẫn đến việc lựa chọn không phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Chọn mua theo cảm tính, không theo nhu cầu: Đôi khi mọi người mua DAC dựa trên quảng cáo hoặc theo cảm nhận mà không xác định rõ nhu cầu thực sự của mình là gì, dẫn đến việc mua phải sản phẩm không cần thiết hoặc quá mức cần thiết.
- Bỏ qua yếu tố tương thích: Quên không kiểm tra tương thích của DAC với các thiết bị khác trong hệ thống, dẫn đến việc không thể kết nối hoặc không tận dụng được hết khả năng của thiết bị.
Những sai lầm thường gặp khi chọn mua dac giải mã âm thanh
- Không chú ý đến định dạng file mà DAC hỗ trợ: Mua DAC giải mã âm thanh mà không kiểm tra xem nó có hỗ trợ các định dạng file bạn hay sử dụng không, như FLAC, ALAC, WAV, DSD, v.v.
- Xem nhẹ độ phân giải âm thanh: Mua một DAC không đủ khả năng giải mã âm thanh ở mức độ phân giải cao mà bạn mong đợi, từ đó không thể tận hưởng được chất lượng âm thanh tốt nhất.
- Lựa chọn dựa trên giá cả mà không cân nhắc chất lượng: Đôi khi người mua lựa chọn sản phẩm rẻ nhất mà không cân nhắc đến chất lượng âm thanh, hoặc ngược lại, chi quá nhiều cho một sản phẩm mà không thực sự cần đến những tính năng đó.
- Bỏ qua giao diện và khả năng sử dụng: Mua DAC mà không kiểm tra xem giao diện và cách sử dụng của nó có dễ dàng không, nhất là với những người không quen với công nghệ.
- Không tham khảo ý kiến từ cộng đồng: Không tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua các đánh giá, diễn đàn âm thanh trước khi đưa ra quyết định mua.
- Không thử nghiệm trước khi mua: Đặc biệt là với các thiết bị âm thanh, việc thử nghiệm trực tiếp là cực kỳ quan trọng, nhưng nhiều người mua hàng online không cân nhắc tới việc này.
>>Xem thêm: Bộ giải mã dac denon
- Đánh giá nhu cầu thực tế: Trước hết cần xác định rõ mục đích sử dụng của mình là gì? Nghe nhạc ở mức độ nào? Là nghe thông thường hay nhu cầu cao giống các Audiophile? Muốn cải thiện chất lượng âm thanh từ nguồn nào? Điều này giúp bạn loại bỏ những lựa chọn không cần thiết.
- Xác định nguồn phát: Hãy chọn DAC phù hợp với thiết bị mà bạn sẽ sử dụng như máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc số, hoặc nguồn phát Streaming.
- Chọn lựa cổng kết nối với đầu vào và đầu ra: Kiểm tra các cổng kết nối mà DAC hỗ trợ (USB, Optical, Coaxial, RCA, XLR Balnced etc.) và đảm bảo rằng nó phù hợp với hệ thống của bạn.
- Hiểu về định dạng âm thanh: Hãy chắc chắn rằng DAC giải mã âm thanh bạn chọn có khả năng giải mã các định dạng file mà bạn thường nghe, đồng thời hỗ trợ độ phân giải âm thanh mà bạn mong muốn.
- Thử nghiệm trước khi mua: Nếu có thể hãy thử nghiệm DAC trước khi mua hoặc tìm đọc các review, đánh giá từ người đã sử dụng và các chuyên gia.
- Cân nhắc giữa giá cả và chất lượng: Đừng chỉ mua đắt mà không xem xét giá trị thực sự mà thiết bị mang lại. Một DAC giá rẻ nhưng tốt có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản, trong khi một DAC đắt tiền có thể chứa những tính năng bạn không bao giờ sử dụng đến.
- Kiểm tra tính năng bổ sung: Một số DAC có những tính năng nâng cao như filter âm thanh, cân bằng âm trầm/treble, hoặc hỗ trợ MQA cho người nghe muốn trải nghiệm âm thanh chất lượng cao.
- Chú ý đến thương hiệu: Một số thương hiệu có uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Đừng ngần ngại đầu tư vào một thương hiệu có danh tiếng.
- Tìm hiểu về bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật: Một sản phẩm có chính sách bảo hành tốt và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sẽ giảm thiểu rủi ro sau khi mua.
Một bộ DAC tốt có thể biến đổi những tập tin số thành âm thanh Analog mượt mà, chi tiết và giàu cảm xúc, giúp chúng ta cảm nhận trọn vẹn từng giai điệu. Trong rừng sản phẩm DAC giải mã hiện nay, không khó để tìm thấy những lựa chọn với mức giá phải chăng mà vẫn sở hữu hiệu suất giải mã ấn tượng. Các thương hiệu như Denon, SMSL, Topping,... đã và đang là những cái tên không còn xa lạ, mang đến cho người dùng những lựa chọn đáng giá với ngân sách hợp lý.
D50s mang 1 thân mình nhỏ bé nhưng khi cầm thiết bị trên tay cho cảm giác nặng trĩu tay, với việc tích hợp kết nối không dây Bluetooth người nghe nhạc có thể phát không dây các bản nhạc Hi Res Audio 24bit từ điện thoại hay các thiết bị phát khác đến D50s. Ngoài ra Dac Topping D50s có ngõ vào USB DAC cho phép người nghe phát nhạc chất lượng cao từ PC sang, mặc dù có thân hình nhỏ bé vậy nhưng D50s vẫn tích hợp thêm ngõ vào số Optical và Coaxial giúp việc kết nối nhạc từ Tivi hay đầu CD player. Mặt màn hình LED hiển thị đủ thông tin cần thiết khi sử dụng qua phím Menu điều khiển có trên mặt trước của máy.
Giá của Topping D50s thực sự vô cùng hợp lý quanh mức trên dưới 4tr đồng nếu là sản phẩm từ Nhật hay Mỹ chắc chắn phải có giá gấp 2 đến 3 lần.
Topping D50s tích hợp thêm tính năng pre-amp rất tiện lợi cho người nghe nhạc sở hữu power amplifier
Là 1 chiếc DAC có thân mình khá khiêm tốn nhưng chất lượng âm thanh của Heos Links HS2 lại không bé như ngoại hình của nó. Sở hữu mọi tính năng hữu ích như trên các bộ DAC giải mã cao cấp, tích hợp vô số cổng kết nối với thiết bị ngoại vi. Kế nối không dây Wifi và Bluetooth, ứng dụng điều khiển Heos tải miễn phí trên iOS và Android cho phép Streaming các dịch vụ nhạc trực tuyến như Tidal, Qobuz hay Spotify. Với mức giá trên dưới 7tr đồng đây là sự lựa chọn vô cùng hợp lý cho người mới bắt đầu.
MXN10 là DAC giải mã có chức năng là Music Streamer cho phép kết nối có dây cũng như không dây đến mọi dịch vụ nhạc trực tuyến chất luwowjgn cao như Tidal, Qobuz hay Apple Music. Ngoài ra thiết bị còn tích hợp Roon Ready vô cùng tiện lợi cho người yêu nhạc lossless chất lượng cao có thể truyền không dây từ PC sang MX10 với các định dạng âm thanh cao nhất kể cả DSD. MXN10 còn cho phép cắm ổ cứng trực tiếp vào máy rồi tải ứng dụng điều khiển trên điện thoại để chọn và phát các Album nhạc theo ý muốn.
Cambridge Audio MXN10 là DAC giải mã chất lượng cực tốt đến từ thương hiệu Cambridge Audio Anh Quốc