Tin tức

Bí Quyết Cắt Tần Số: Tối Ưu Hóa Âm Trầm Trên Loa Subwoofer

Ngày đăng: 07/07/2024 11:50
Để hệ thống âm thanh của bạn thực sự "phát" lên những giai điệu đầy cảm xúc, việc sở hữu những chiếc loa Subwoofer đắt tiền thậm chí là các loại Subwoofer Hi-End vẫn là chưa đủ. Bạn cần nắm vững cách tối ưu hóa âm Trầm bằng việc tinh chỉnh tần số cắt cho loa Subwoofer một cách chính xác. Thật đáng tiếc khi nhiều người đam mê âm thanh vẫn chưa thực sự hiểu rõ tính năng quan trọng này, dẫn đến việc dù sở hữu loa Subwoofer đắt tiền nhưng chất lượng âm thanh thu được lại không như mong đợi. Hãy để Vinhstudio giúp bạn khám phá cách thức tinh chỉnh tần số cắt trên loa Subwoofer một cách chính xác nhất, biến không gian âm nhạc của bạn thành một buổi hoà nhạc đích thực.

Tần số cắt trên loa Subwoofer

Cắt Tần Số là gì ? (Crossover)

 

Việc cắt tần số ở loa Subwoofer là quá trình thiết lập một giới hạn tần số thấp mà tại đó loa Subwoofer sẽ bắt đầu phát ra âm thanh. Mục đích là để đảm bảo rằng loa Subwoofer chỉ xử lý các âm Trầm (Bass) mà loa chính không thể tái tạo một cách hiệu quả. Điều này giúp tạo ra sự hòa quyện âm thanh giữa loa chính và loa Subwoofer tránh sự chồng chéo không chuẩn giữa hai loại loa, giúp âm thanh được rõ ràng và dễ chịu hơn.

Điều chỉnh tần số cắt giúp định hướng tần số mà tại đó Subwoofer sẽ bắt đầu hoạt động phù hợp với đáp tuyến tần số của loa chính. Thường thì tần số cắt nằm trong khoảng từ 40 Hz đến 120 Hz. Chúng ta cần thử nghiệm để tìm ra tần số phù hợp nhất với hệ thống của mình.

Khái niệm Tần số Cắt: Khi bạn thiết lập tần số cắt cho loa Subwoofer là 60 Hz có nghĩa là bạn chỉ muốn loa Subwoofer này phát ra các tần số thấp hơn 60 Hz. Tần số 60 Hz trở lên sẽ không được phát ra trên loa Subwoofer này. 

Tác dụng của Việc Cắt Tần Số: Bằng cách cắt tần số trên loa Subwoofer ở mức 60 Hz bạn đang giúp loa chính của mình không phải gắng sức phát những âm trầm thấp hơn 60Hz mà ở đó loa chính hoạt động giải tần số này không hiệu quả. Điều này làm giảm tải cho loa chính, cho phép nó tập trung vào việc phát âm thanh ở các tần số cao hơn, từ đó cải thiện độ rõ nét và chi tiết của âm thanh tổng thể. 

cat tan so o mua 60Hz

 

Kinh nghiệm tinh chỉnh tần số cắt trên loa Subwoofer

Xác định dải tần đáp ứng của loa chính: Trước tiên, bạn cần biết loa chính của bạn có thể tái tạo âm thanh ở những tần số thấp tới mức nào một cách hiệu quả, tham khảo quyển sách thông số kỹ thuật của loa chính hoặc dùng thiết bị đo để biết tần số thấp nhất mà loa chính phát ra.

Thông thường, một đôi loa chính có thể chơi tốt xuống đến khoảng 50-60 Hz. Tần số cắt nên đặt ở mức ngưỡng tần số thấp nhất này hoặc có thể đặt cao lên 1 chút trong khoảng 70Hz.

Thử nghiệm với tần số cắt khác nhau: Hãy thử bắt đầu với tần số cắt ở mức khoảng 80 Hz đây là điểm khởi đầu phổ biến. Nghe nhạc với nhiều thể loại và ghi chú lại cảm nhận về sự hòa quyện của âm Bass với loa chính. Tùy chỉnh tần số cắt lên hoặc xuống và lưu ý sự thay đổi trong mỗi lần dịch chuyển tần số cắt.

Tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người đối với âm thanh chúng ta có thể điều chỉnh tần số cắt lên một chút, ví dụ lên 70-80 Hz, nếu ta cảm thấy rằng việc chuyển giao giữa loa chính và loa Subwoofer chưa hoàn hảo. Điều này có thể giúp cải thiện sự mạnh mẽ và độ rõ nét của âm trầm nếu loa chính có phần yếu ở các tần số thấp này.

Lắng nghe sự hòa quyện của âm thanh: Điều quan trọng là âm Bass không nên có cảm giác bị tách biệt hoặc trễ so với âm thanh từ loa chính. Âm thanh phải có cảm giác liền mạch, từ âm cao xuống đến âm trầm mà không bị đứt quãng.

Tóm lại âm trầm phải hòa quyện tự nhiên với âm thanh từ loa chính mà không gây ra hiện tượng âm Bass bị lẻ loi hoặc quá trội. Đây là một quá trình thử và lắng nghe nhiều lần, và mỗi bước nhỏ trong điều chỉnh tần số cắt có thể mang lại sự khác biệt đáng kể trong trải nghiệm nghe của bạn.

Sử dụng đĩa thử âm thanh hoặc phần mềm phân tích: Có thể sử dụng các đĩa CD thử âm thanh chuyên dụng (Hãng Nordost có 1 số đĩa Test để cân chỉnh loa các bạn có thể tham khảo CD này tại Vinhstudio hoặc tải Album này, với việc mua 1 ổ cứng nhạc Lossless tại Vinhstudio có sẵn 1 số đĩa cân chỉnh âm thanh đảm bảo sẽ giúp quý vị và các bạn rất nhiều trong việc cân chỉnh sao cho hệ thống âm thanh phát ra hài hòa nhất) , tiếp theo có thể dùng phần mềm phân tích để giúp xác định điểm cắt tối ưu. Những công cụ này thường có các track thử nghiệm giúp đánh giá chất lượng âm Bass và sự phối hợp của nó với loa chính.

Xem xét đặc điểm của phòng nghe: Môi trường phòng nghe có ảnh hưởng lớn đến cách âm thanh được truyền tải. Thử nghiệm tần số cắt trong môi trường thực tế của bạn sẽ giúp đạt được kết quả tốt nhất. Nếu phòng của bạn lớn và có nhiều đồ đạc, bạn có thể cần điều chỉnh tần số cắt thấp hơn để đảm bảo âm Bass tốt nhất.

Điều chỉnh theo nhu cầu nghe: Mỗi người có sở thích khác nhau về âm thanh. Đừng ngại điều chỉnh tần số cắt theo sở thích cá nhân của bạn, dù là cho nhạc, phim ảnh. 

Guitare BAss hoạt động ở giải trầm 40hz đến 100Hz

Đàn Guitare Bass hoạt động ở giải tần số 41Hz đến 196Hz

 

Phần mềm tinh chỉnh Phase và Crossover

Để phân tích và hiệu chỉnh âm thanh, đặc biệt là trong việc cài đặt phase và crossover cho hệ thống âm thanh của bạn, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên nghiệp dưới đây:

REW (Room EQ Wizard)

REW (Room EQ Wizard): Đây là một trong những phần mềm phân tích âm thanh miễn phí và mạnh mẽ nhất hiện nay. REW cung cấp các công cụ đo đạc và phân tích chi tiết, cho phép bạn kiểm tra đáp ứng tần số, đo độ vang, và tối ưu hóa phase cũng như cài đặt crossover. Phần mềm này rất thích hợp cho những người đam mê âm thanh muốn cải thiện chất lượng âm thanh trong môi trường nghe nhạc tại nhà.

Dirac Live: Đây là một công cụ hiệu chỉnh âm thanh cao cấp, được nhiều nhà sản xuất thiết bị âm thanh sử dụng để tích hợp vào sản phẩm của họ. Dirac Live cung cấp khả năng hiệu chỉnh đáp ứng phòng nghe rất chính xác, giúp cải thiện cả phase và crossover một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phần mềm này không miễn phí.

AccuEQ & MCACC (Multi-Channel Acoustic Calibration System): Các hệ thống hiệu chỉnh này thường được tích hợp sẵn trong các receiver âm thanh đa kênh cao cấp của Onkyo (AccuEQ) và Pioneer (MCACC). Chúng tự động điều chỉnh các cài đặt của loa, bao gồm phase và crossover, dựa trên đo đạc tại vị trí nghe.

Audyssey MultEQ: Một hệ thống hiệu chỉnh khác thường được tìm thấy trong các receiver của Denon và Marantz. Audyssey MultEQ giúp điều chỉnh đáp ứng tần số của phòng, phase và crossover để cung cấp trải nghiệm nghe tốt nhất.

Smaart by Rational Acoustics: Phần mềm này thường được sử dụng bởi các kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp trong các buổi biểu diễn và lắp đặt cố định. Smaart cung cấp công cụ phân tích tín hiệu và đáp ứng hệ thống âm thanh mạnh mẽ, hỗ trợ tối ưu hóa phase và crossover hiệu quả.

 

Việc bổ sung kiến thức chuyên sâu giúp chúng ta có thể tự tin tinh chỉnh tần số cắt trên loa Subwoofer sao cho chất lượng âm thanh trở nên hài hòa và mượt mà và chân thực nhất là việc làm rất cần thiết. Nếu quý vị và các bạn cần hỗ trợ hoặc muốn nhận lời khuyên từ những chuyên gia hàng đầu, đừng ngần ngại liên hệ với Vinhstudio. Là đại lý phân phối chính hãng của các thương hiệu loa Subwoofer nổi tiếng như Subwoofer REL, Subwoofer SVS, Subwoofer JL Audio, Subwoofer Klipsch, và Subwoofer Jamo, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp những giải pháp âm thanh tối ưu nhất. Hãy ghé thăm Showroom của Vinhstudio để nhận được tư vấn chuyên sâu và hỗ trợ thiết lập hệ thống nghe nhạc hoàn hảo. 
VINHSTUDIO Số 5 ngõ 307A Phố Bạch Mai 
ĐT 0936999663 


 

Với những kinh nghiệm và thông tin chi tiết đã được chia sẻ ở trên, Vinhstudio hi vọng rằng quý khách hàng sẽ có thể lựa chọn được một chiếc loa Subwoofer chất lượng cao, phù hợp nhất để tận hưởng trải nghiệm âm nhạc stereo của mình.  

Nếu quý vị và các bạn cần thêm thông tin tư vấn hoặc quan tâm đến các thiết bị âm thanh nghe nhìn cao cấp, đừng ngần ngại liên hệ với Vinhstudio tại địa chỉ số 5 ngõ 307A Phố Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Số điện thoại tư vấn khách hàng của chúng tôi là 0936999663, luôn sẵn sàng tiếp đón!

 

 

Các tin khác

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon