Tin tức

Nhạc Lossless là gì? Nhạc Lossless không nén và Lossy khác nhau không?

Ngày đăng: 14/11/2022 17:48
Nhạc Lossless là gì, chơi nhạc Lossless, ổ cứng phát nhạc lossless chất lượng cao thế nào để có chất lượng tốt nhất là những kinh nghiệm mà Vinhstudio sẽ chia sẻ cùng quý vị và các bạn . Cùng đó Vinh Studio cũng giới thiệu nhạc lossless chất lượng nhất dành cho các audiophile.
[MỤC LỤC]

Đĩa CD, Băng từ, Đĩa than và các nền tảng tải file xuống hay dịch vụ phát trực tuyến tất cả đều có các luồng ý kiến thuận và trái chiều.

Trong khi 1 số người tin rằng tiếng nổ lẹp bẹp của đĩa than mới làm cho âm thanh cảm xúc hơn thì người khác lại kiên quyết rằng nhạc kỹ thuật số là lựa chọn khả thi duy nhất. Thực sự để nói thì nhạc số hay còn được gọi là nhạc lossless có thể đạt được độ phân giải rất cao và không mất dữ liệu vượt trội hơn những gì chúng ta mong đợi từ trải nghiệm nghe của mình.

Thuật ngữ Nhạc Lossless có nghĩa là âm thanh không bị mất dữ liệu, không bị giảm chất lượng theo bất cứ cách nào, nhạc chất lượng cao lossless thường lưu ở định dạng FLAC đây là định dạng có nén nhưng không mất dữ liệu do thuật toán hoàn hảo khi thiết bị đọc FLAC có các Codec Audio Flac nó sẽ đọc lại và hoàn trả lại những thứ đã nén lại trước đây để trở về giá trị nguyên bản.

nhạc lossless là gì

Tuy nhiên trong làng nhạc chất lượng cao Lossless có 1 định dạng an toàn hơn, có lẽ không gọi là Lossless được vì nó bản chất là các file CD chỉ khác là cách lưu trữ khác nhau và cách đọc dữ liệu khác nhau,  đó là việc những người tự sưu tầm RIP các đĩa CD ở định dạng WAV, đây là định dạng nguyên bản không sử dụng bất cứ thuật toán nén nào cho nên nó an toàn và 100% nguyên bản (bit perfect)  tuy nhiên sẽ không tiết kiệm được bộ nhớ lưu trữ và không thuận tiện cho việc phát hay nghe trực tuyến.

Câu chuyện tiết kiệm bộ nhớ lưu trữ là của nhiều năm trước, hôm nay các loại ổ cứng phát nhạc lossless có thể lên đến 16TB hay 20TB và giá rất rẻ nên việc lưu trữ nguyên bản các Album nhạc vẫn chắc chắn là tối ưu nhất  cho các Audiophile đam mê nhạc số.

Chẳng có thỏa thuận chung nào kết luận âm nhạc nghe theo cách nào là tối ưu nhất, âm thanh độ phân giải cao hay các thể loại băng đĩa truyền thống, cộng đồng Audiophile tiếp tục bất đồng, tiếp tục có các thử nghiệm test mù nhưng cũng chẳng có các kết luận thỏa đáng nào để nêu ra sự khác biệt.

Tuy nhiên dù có bất đồng thế nào thì xu hướng vẫn quyết định và thay đổi dần thói quen của mỗi người, khi nhà sản xuất không sản xuất đĩa CD hay băng từ, ổ cứng phát nhạc lossless nữa vì không kinh tế mà họ chỉ phát hành File nhạc lossless lúc đó sẽ chẳng còn các cuộc cãi vã không hồi kết nữa.

>>> Xem thêm: Chép nhạc lossless Hà Nội

 

1. Nhạc chất lượng cao Lossless có những mặt lợi ích nào ? 

- FLAC là định dạng đặc trưng của file nhạc lossless, có hiệu suất khá tốt nó đánh bại các định dạng Lossy khi so sánh chất lượng âm thanh.

- FLAC có kích thước tập tin ít tốn dung lượng hơn WAV và DSD

Nếu bạn đang cố quyết định giữa WAV hay FLAC, bạn cần phải tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng định dạng để tự mình đưa ra quyết định sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình, hãy bắt đầu bằng định dạng FLAC:

FLAC chữ viết tắt của Free Lossless Audio Codec dịch đơn giản là không mất dữ liệu, có nghĩa là các tập tin gốc nếu qua thuật toán nén FLAC sau khi được giải mã sẽ hoàn trả lại giá trị đã nén thành giá trị ban đầu mà không làm giảm đi chất lượng. Flac được tạo ra bởi Xiph. Org ra mắt năm 2001, các định dạng âm thanh gốc sẽ bị nén và giảm đi dung lượng chỉ còn 60% so với độ lớn của tập tin gốc, việc giảm dung lượng tập tin giúp việc lưu trữ tiết kiệm hơn cũng như đơn giản hóa việc truyền tải tập tin phục vụ việc streaming file nhạc qua các dịch vụ phát nhạc trực tuyến. 

Mặc dù giảm kích thước để linh hoạt hơn nhưng FLAC vẫn duy trì được chất lượng như bản gốc, FLAC là 1 định dạng có mã nguồn mở và miễn phí cho nên bạn vẫn có thể tiếp tục nghi ngờ và bàn luận về nó giữa FLAC hay WAV.

>>> Xem thêm:  Đầu phát nhạc lossless

 

2. Nhạc Lossless và Lossy có khác nhau quá nhiều không? 

Nhạc Lossy được hiểu là thông qua quá trình nén dữ liệu nhỏ lại hàng chục lần nên chất lượng file nhạc sẽ bị lược bỏ, dữ liệu âm thanh gốc sẽ bị mất, độ phân giải âm thanh bị suy hao không còn độ trung thực của bản thu âm gốc, nó làm biến dạng bản nhạc khiến trải nghiệm người nghe không còn thấy thú vị nữa, tuy nhiên nó có thể lưu trữ được nhiều hơn trên không gian mạng hay ở các nơi có bộ nhớ dung lượng ít.

so sánh phổ âm dể phân tích chất lượng âm thanh

Nhìn phổ âm cho thấy bản nén MP3 chất lượng hoàn toàn chẳng còn nguyên bản

Ta có thể tham khảo tình huống khi Rip 1 đĩa CD thành MP3, tần số lấy mẫu vẫn là 44.1Khz, độ sâu vẫn là 16bit nhưng tốc độ băng thông của file CD là 1411Kbps chỉ còn 96Kbps hay nhiều nhất là 320Kbps, nhìn thông số ta chỉ thấy băng thông bị suy giảm tuy nhiên yếu tố này nó lại ảnh hưởng đến độ phân giải của âm thanh, tất cả các tần số cao của bản nhạc đã bị cắt đi hoàn toàn chỉ còn ở khoảng 16Khz so với CD hay các file nhạc Lossless FLAC vẫn duy trì ở mức 22Khz, yếu tố này nó ảnh hưởng ghê gớm đến chất lượng của bản nhạc, thậm chí 1 số nhạc cụ phát ở tần số cao đã không còn trong bản nhạc chưa nói đến tổng thể chung đã bị cắt gọt gần như chả còn gì. Nói 1 cách đơn giản Nhạc Lossless và Nhạc Lossy là hoàn toàn khác hẳn nhau, nhạc Lossy vẫn có thể áp dụng ở 1 số lĩnh vực trên Web như chỉ cần thu âm giọng nói thuyết trình hay những chuyên mục không cần sự thể hiện của âm nhạc như sắc thái hay độ chính xác.

 

3. Những định dạng Nhạc Lossless nào là phổ biến nhất ? 

Định dạng hoàn toàn không nén dữ liệu là WAV, hay có nén đến 60% dung lượng file không mất như FLAC, ALAC  và WMA mà bạn thường thấy trên máy tính của mình, hãy cùng tìm hiểu khả năng những định dạng âm thanh này thế nào nhé!

Có thể nói rằng tập tin FLAC vẫn đang được người dùng rộng rãi nhất, nó là mã nguồn mở cho nên bất cứ công ty lớn nào như Tidal hay Amazone Music cùng đều có thể lấy nền tảng này để tung ra các sản phẩm âm nhạc cũng như việc lưu trữ file nhạc lossless của họ đến người nghe.

 các định dạng nhạc lossless phổ biến chất lượng cao

Các tập tin âm thanh rất đa dạng bởi nhiều nhà phát triển

FLAC có tỷ lệ lấy mẫu độ phân giải cao, dung lượng lưu trữ File nhạc giảm đến 1 nửa so với WAV, là lựa chọn tốt để tải xuống hay lưu trữ hay phát hành nội dung trực tuyến, điểm hạn chế là Apple từ chối không cho thiết bị của họ chơi định dạng này, cần phải cài phần mềm hãng thứ 3 mới đọc được file nhạc FLAC.

Tập tin WAV được lưu trữ dạng PCM dạng sóng, đây là định dạng có độ phân giải cao, đĩa CD được mã hóa ở định dạng này cho nên các File WAV thường không sử dụng thuật toán nén, nó hoàn toàn làm cho người nghe nhạc số yên tâm ở mức độ toàn vẹn 100% của File nhạc, tuy nhiên mặt giới hạn của nó là tập tin lớn, lưu trữ bộ nhớ tốn gấp đôi FLAC và không được các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Tidal hay Qobuz sử dụng. 

Tập tin ALAC được Apple phát triển cũng là định dạng nhạc chất lượng cao Lossless không mất thông tin, ALAC có thể nén xuống tới hơn 60% mà sau khi được đọc trên thiết bị đọc nhạc Lossless của Apple sẽ được phục dựng lại hoàn toàn như file gốc ban đầu, thưởng thức những tập tin lossless ALAC trên Iphone hay Macbook cho chất lượng rất tốt.

Cuối cùng là tập tin WMA là từ viết tắt của Windows Media Audio tương tự như ALAC nhưng cũng bị Microsoft phản bác, WMA đang cố gắng hoàn thiện để tạo ra những file nhạc có chất lượng tốt hơn, mức độ phổ biến của WMA không được như MP3 hay ALAC vì tính tương thích không nhiều do kích thước tập tin lớn tiêu hao nhiêu băng thông khi được lưu truyền trên mạng Internet.

Mặc dù MP3 không được Audiophile sử dụng những nó lại là định dạng vẫn đang được sử dụng nhiều với các mục đích cụ thể, MP3 đạt được nhiều yếu tố  quan trọng đó là cắt bớt các tần số âm thanh ở mức tai người không nghe được nên họ cắt toàn bộ âm thanh có tần số cao hơn 16Khz chỉ để lại những mẫu âm thanh thích hợp cho tai người, tương thích với hầu hết mọi thiết bị đọc và băng thông nhỏ nên việc tải xuống hay trực tuyến rất thích hợp.

 

4. Lựa chọn định dạng nào tối ưu nhất để lưu trữ các tập tin âm thanh Lossless, ổ cứng phát nhạc lossless ? 

- FLAC là lựa chọn tối ưu nhất vì nó là dạng âm thanh Lossless được sử dụng rộng rãi, bất cứ thiết bị đọc file nhạc nào cũng có thể đọc được FLAC, bất cứ dịch vụ nhạc trực tuyến chất lượng cao nào cũng sử dụng FLAC.  Đa số người mê âm thanh họ sử dụng và lưu trữ định dạng này trong bộ sưu tập của họ. 

ALAC chất lượng chẳng kém cạnh so với FLAC tuy nhiên giới hạn là chỉ các thiết bị của Apple – iOS đọc được nên đó lại là nhược điểm.

Thuật ngữ không mất dữ liệu như FLAC  và không nén như WAV có thể hiểu nó cũng ngang nhau chưa có 1 tổ chức khoa học nào kết luận cái nào hơn cái nào, Flac vẫn có thể lưu trữ các file nhạc lossless Hi Res lên đến 32Bit và độ phân giải 384Khz hay thậm chí 768Khz.

 

Chép nhạc lossless giá rẻ

Biểu đồ tròn cho thấy màu vàng và cam là các đinh dạng âm thanh có bị nén, màu xanh Blue là định dạng âm thanh không nén.

Hình bên trái cột màu vàng là định dạng WAV chính là định dạng CDA của đĩa CD 

Nếu bạn muốn file nhạc số ở dạng không mất dữ liệu chỉ có cách là lưu trữ nó ở định dạng WAV hay AIFF, định dạng này tương thích tốt thậm chí với cả người dùng MAC và iOS, chất lượng của định dạng không mất dữ liệu (lossless) và không nén chắc chắn là có khác biệt.

Định dạng WAV phù hợp với những người nghe nhạc Offline đó là những người không quan trọng dung lượng ổ cứng và muốn nghe chất lượng ở mức tốt nhất cũng như sự tin tưởng lớn nhất. Về lý thuyết thì chẳng có thể có thứ gì vừa tiết kiệm dung lượng mà lại tốt được, cũng như chẳng có cái gì thật rẻ mà vẫn ngon, chỉ là nó phù hợp và tính phổ biến của nó rộng cho nên người nghe vẫn có thể tạm hy sinh những tiêu chí cao hơn để có thể tiếp cận được nhiều nội dung giá rẻ hơn.

 

Một số vấn đề thường gặp với nhạc chất lượng cao Lossless gồm những gì ? 

Mỗi định dạng tập tin cũng đều có ưu và nhược điểm riêng của nó , ta hãy thử lướt qua tìm hiểu nhé:
- Việc sao chép tập tin FLac có thể dẫn đến việc giảm kích thước tập tin dẫn đến sai lệch thông tin và ảnh hưởng đến chất lượng bản ghi âm.

- Tập tin ALAC của Apple chất lượng là file nhạc chất lượng cao lossless, tốt nhưng tính phổ biến lại kém do chỉ đọc được trên iOS như IPhone, Mac.

- Tập tin AIFF do Apple phát triển tuy nhiên cũng chết yểu do không có tính phổ biến và dung lượng lớn.

- WAV được IBM và Microsoft phát triển từ 1991chất lượng đầu bảng tuy nhiên tính phổ cập kém hơn FLAC thậm chí còn kém hơn cả ALAC lý do tập tin lớn.

- DSD do Philipps và Sony phát triển nó là sản phẩm RIP từ đĩa SACD có độ sâu bit chỉ 1Bit so với CD là 16Bit nhưng độ phân giải thấp nhất của DSD64 đã lớn hơn CD gấp 64 lần (44.1Khz x 64 lần = 2.8Mhz) , định dạng này chủ yếu chỉ để tải xuống chứ không nghe trực tuyến được do dung lượng tập tin quá lớn, và đến nay cũng vẫn chưa có bất cứ tổ chức nào phát biểu rằng DSD sẽ hơn WAV hay FLAC dù dung lượng file lớn hơn nhiều lần.

 

Một số mẹo để khai thác triệt để nhạc Losless. 

Để khai thác và nghe nhạc chất lượng cao lossless hoặc là bạn sẽ phải tải các file nhạc chất lượng cao về máy để nghe qua các bộ giải mã âm thanh DAC, hoặc phải có các bộ giải mã âm thanh DAC tích hợp giao thức nghe nhạc trực tuyến Streaming, với thiết bị đọc file nhạc lossless cao cấp như các Music Server hay DAC cao cấp có kết nối mạng, với đường truyền Internet băng thông lớn ta có thể nghe trực tuyến các bản thu ở thậm chí định dạng nhạc Hi Res đến 192Khz , các thiết bị đọc như Loa hay tai nghe hay các máy tính đơn giản sẽ cần có thêm bộ giải mã âm thanh DAC chất lượng cao để có những trải nghiệm quý báu đạt chất lượng Audiophile.

 

5. Những dịch vụ nhạc trực tuyến nào có âm thanh Lossless? 

Trải nghiệm dịch vụ nhạc chất lượng cao lossless trực tuyến có nhiều thứ rất tuyệt, đó là kho lưu trữ đa dạng thể loại âm nhạc, không cần có thiết bị lưu trữ, nghe được ở bất cứ nơi đâu miễn có đường truyền Internet tốt miễn là gói dung lượng không bị hạn chế vì nghe trực tuyến với dịch vụ nhạc Lossless rất nhanh hết Data gói thuê bao.

Có nhiều dịch vụ nhạc trực tuyến với chất lượng Lossy trước đây như Apple cũng đã nâng cấp lên dịch vụ nhạc lossless với các file nhạc lossless ALAC, Spopity cũng đã ra tuyên bố sẽ nâng cấp dịch vụ MP3 của mình lên thành Lossless có tên Spotify Hifi.
 

Chúng ta cùng xem các dịch vụ trực tuyến cạnh thanh nhau thế nào, ưu và nhược điểm của mỗi dịch vụ nhé!

Một số dịch vụ trực tuyến hàng đầu phải kể đến là: Tidal, Qobuz, Apple Music, Deeze, Amazon HD....

 

dịch vụ chép nhạc lossless tại hà nội

Tidal là dịch vụ đáp ứng đa số các nhu cầu bởi kho nhạc có số lượng bài hát rất lớn, phát định dạng FLAC có các bộ sưu tập lưu trữ ở định dạng MQA lên đến 192Khz, đều có thể nghe trực tuyến hoặc tải xuống để nghe khi không có mạng, tất nhiên là định dạng mã hóa chỉ chơi được trên chính máy tải về và phải chơi trên chính phần mềm Tidal, không có khả năng trích xuất file để nghe ở nơi khác hay ở thiết bị khác.

Tidal cho phép người nghe nhạc nghe các bản nhạc có độ sâu Bit lên đến 24bit được Audiophile đánh giá cao và như đã kể ở trên MQA cũng là định dạng mới cho phép nén dữ liệu Hires nhưng khi chơi lại trên thiết bị hỗ trợ MQA sẽ cho chất lượng của bản thu âm gốc Master.

Qobuz là dịch vụ phát nhạc lossless trực tuyến có thể nói là tốt nhất hiện nay, tuy nhiên Qobuz không phổ biến ở nhiều quốc gia ví dụ như Việt Nam cho nên cũng sẽ có nhiều người không có cơ hội thưởng thức dịch vụ trực tuyến chất lượng này, nếu bạn là người yêu thích Nhạc Lossless chất lượng cao hãy cố gắng tìm thử cách để thử dịch vụ này bởi chất lượng của nó rất tốt, các file nhạc lossless của Qobuz có băng thông rất lớn vì nó không nén nhiều, tôi đã thử 1 bản nhạc Hires cao nhất của Tidal cho băng thông khoảng trên dưới 3000Kbps thì ở Qobuz thậm chí hơn gấp đôi con số này. Có rất nhiều anh em Audiophile Việt Nam đã thử dịch vụ Qobuz đều phát phát biểu không thể chuyển sang dịch vụ khác được kể cả Tidal.

Apple Music hiện đã có dịch vụ nhạc lossless độ phân giải cao có 2 tùy chọn cho lossless 24bit/48Khz và 24Bit / 192Khz  để phát trên Iphone hay trên hệ điều hành iOS và MAC. Các file nhạc có thể tải về để nghe lúc không có kết nối mạng tuy nhiên chỉ chạy trên chính Iphone hay thiết bị iOS.

Amazon HD ra mắt từ 2019 với chất lượng nhạc Lossless Hires đến 24bit/192Khz  nhưng có vẻ không thành công vì gói thuê không rẻ cũng như giao diện người dùng không được thân thiện nên vị thế phải nhường cho các dịch vụ của Apple Music hay Tidal, Qobuz.

 

Ổ cứng phát nhạc lossless

Nhạc chất lượng cao Lossless là các file nhạc có chất lượng nghe như bản gốc mặc dù có sử dụng thuật toán nén nhằm giảm bớt dung lượng file thuận tiện cho việc truyền tải qua các dịch vụ nhạc trực tuyến cũng như việc sưu tầm lưu trữ sẽ không bị chiếm quá nhiều dung lượng lưu trữ. Các File nhạc Lossless có thể chơi được các định dạng có độ sâu Bit nhạc hơn cả CD đó là các file Hi-Res 24 hay 32bit và tần số lấy mẫu đến 192Khz.

Tóm lại để có trải nghiệm âm nhạc tốt nhất chúng ta phải có nguồn nhạc thật đảm bảo kể cả việc nghe trực tuyến hay nghe qua các file nhạc lưu trữ trên ổ cứng phát nhạc lossless, các Album nhạc không nén như WAV có thể tìm ở dịch vụ chép nhạc, hay dịch vụ mua ổ cứng phát nhạc lossless của Vinhstudio đảm bảo quý vị sẽ có thể tự so sánh, có góc nhìn chuẩn hơn về file nhạc và tự kiểm chứng được file nhạc chuẩn nó quan trọng như thế nào, ngoài ra thiết bị đọc file nhạc lossless như các bộ giải mã âm thanh DAC cũng vô cùng quan trọng để quyết định đến vấn đề chất lượng của bản nhạc. Nói chung có 2 thứ quan trọng nhất quyết định đến chất lượng âm thanh đó là nguồn gốc file nhạc lossless và thiết bị giải mã âm thanh DAC.


 

chép nhạc lossless tại hà nội

Ổ cứng phát nhạc lossless

Mời quý vị và các bạn yêu âm thanh vào tải miễn phí các Album nhạc lossless và DSD chất lượng cao từ Website của Vinhstudio đường links sau: 
https://phimhd1080.com/san-pham/tai-file-dsd-va-cac-album-sacd-hi-res-file-tu-96k-192k--24bit-32-bit-mien-phi-tai-day-no-870.html

Để chọn những mẫu thiết bị đọc file nhạc Lossless, DSD, Hires, ổ cứng phát nhạc lossless  xin tham khảo links bán sản phẩm đầu giải mã âm thanh DAC :
https://phimhd1080.com/danh-muc-dac--music-server.html


Để biết thế nào là 1 file nhạc lossless hay file nhạc không nén có đúng chuẩn chất lượng hay không xin mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp các bài viết chuyên sâu khác của Vinhstudio
Bài viết: 5 PHẦN MỀM CHECK FILE NHẠC LOSSLESS – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỰC CỦA CÁC FILE NHẠC LOSSLESS
Xin cảm ơn quý vị đã bớt chút thời gian để tham khảo những kinh nghiệm mà Vinhstudio đã tổng hợp lại.

 

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon