Tin tức

Roon và Jriver chọn phần mềm nào để quản lý kho nhạc lossless khổng lồ?

Ngày đăng: 22/11/2022 10:29
Mời quý vị và các bạn tham khảo mọi sự so sánh, đánh giá, kho nhạc lossless khổng lồ từ người yêu nhạc lossless cũng như các chyên gia âm thanh để chọn cho mình phần mềm Music Server tối ưu nhất
[MỤC LỤC]
1. Cuộc đụng độ của 2 gã khổng lồ Jriver và Roon
2. Kinh nghiệm tải kho nhạc lossless khổng lồ
3. Kết luận về kho nhạc lossless khổng lồ

1. Cuộc đụng độ của 2 gã khổng lồ Jriver và Roon

Thế kỷ 21 là thời điểm tuyệt vời dành cho những Audiophile đam mê âm thanh & nhạc lossless. Có quá nhiều nền tảng và các loại chất lượng theo nhu cầu cho chúng ta lựa chọn thứ nào phù hợp nhất. 

 

 cài đặt phần mềm music server roon và jriver

 

Computer Audio 10 năm trước nghe còn xa lạ nhưng hôm nay đã trở thành xu hướng tất yếu mang lại doanh thu khổng lồ cho các dịch vụ phát trực tuyến, dịch vụ phát triển phần mềm Music Server, dịch vụ bán File nhạc lossless chất lượng Hi-Res.

Music Server là thuật ngữ dành riêng cho ngành âm nhạc sử dụng máy tính, nói cho dễ hiểu nó là 1 chiếc máy tính được cài đặt phần mềm để quản lý dữ liệu của kho nhạc số sao cho người nghe nhạc có thể tìm kiếm những File nhạc hay Album nhạc ưa thích 1 cách đơn giản và thuận tiện nhất, kho nhạc được hiểu ở đây là kho nhạc trực tuyến hoặc kho nhạc được lưu trữ ở ổ cứng nội bộ.

Việc nghe nhạc qua các dịch vụ trực tuyến lấy thẳng file nhạc từ Server của nhà cung cấp đến thiết bị đọc gọi là Streamer, có nghĩa là trong đầu đọc nhạc số Streamer có tích hợp chức năng Music Server, việc lấy nguồn nhạc từ một nơi khác đến đầu Streamer sẽ được gọi theo thuật ngữ nhạc số là streaming.

Phần mềm Music Server hoạt động như 1 người quản lý thư viện, nó được ví như người thủ thư giỏi sẽ sắp xếp nội dung âm nhạc đúng nơi, đúng chỗ thật khoa học để người muốn tìm nội dung dễ dàng truy cập bằng nhiều cách vẫn ra được kết quả cần tìm thật nhanh và chính xác cho dù là nguồn dữ liệu trực tuyến hay ngoại tuyến.

Để công cụ phần mềm Music Server như Jriver hay Roon tìm kiếm được nhanh và chính xác bắt buộc các tập tin âm nhạc được lưu trữ phải được chuẩn hóa siêu dữ liệu hay còn được gọi là Metadata Tag. Siêu dữ liệu (Metadata) chính là những thứ người biên tập nội dung các file nhạc lossless nhúng các thông tin tìm kiếm vào trong file nhạc, càng nhiều trường thông tin nằm trong file nhạc việc tìm kiếm càng dễ dàng và chính xác.

 

Jriver Media CenterRoon là 2 hệ thống quản lý âm nhạc (Music Server Software) có thể nói là hoàn hảo nhất hiện nay, là 2 phần mềm có lượng người dùng nhiều nhất, mỗi hệ thống đều có cái hay riêng của nó.

Số lượng người đánh giá về chất lượng của 2 phần mềm này trên Internet chiếm tỷ lệ ngang bằng nhau, hai hệ thống có những chức năng cơ bản giống nhau và cũng có những chức năng bổ sung khác nhau, cho nên mỗi hệ thống lại có số người lựa chọn phù hợp với nhu cầu riêng của mình, chưa có phần mềm nào trong 2 phần mềm này có số phiếu áp đảo hơn phần mềm kia.

Vinhstudio hôm nay sẽ chọn lọc một số so sánh, đánh giá tiêu biểu của người dùng 2 nhóm phần mềm Music Server đưa ra giúp bạn có góc nhìn độc lập sẽ tự chọn cho mình 1 phần mềm quản lý âm nhạc Music Server hợp lý nhất với khả năng tài chính cũng như phù hợp với các thói quen nghe nhạc.

Tham khảo: Giá du học nghề tại Canada

Các Cuộc thi :

Phần mềm Music Server Jriver có tuổi đời hơn 15 năm đã qua nhiều thế hệ nâng cấp, các bản nâng cấp lớn được đánh số thự tự, đến thời điểm hiện tại Jriver đang có bản số 30, trong cả quá trình hàng chục năm phát triển Jriver đã dành được rất nhiều giải thưởng và được người dùng đặt cho cái tên là nhà vô địch.

Jriver được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++ hỗ trợ 2 hệ điều hành cơ bản Windows và MacOS, Jriver có cộng đồng người dùng hùng mạnh và có blog hỗ trợ kỹ thuật với đội ngũ nhân viên kỹ thuật tư vấn và đăng bài phản hồi rất nhanh.

Kẻ thách đấu với Jriver chính là Roon với tuổi đời chỉ bằng 1/3 Jriver nhưng Roon có đội ngũ kỹ sư dày dạn kinh nghiệm với lịch sử nghiên cứu Computer Audio rất thành công, Roon không phải là phần mềm mã nguồn mở như Jriver nên cộng đồng người yêu nhạc không có quyền phát triển bổ sung các chức năng.

Cộng đồng Roon chưa phát triển đạt con số nhiều như Jriver nhưng đội ngũ hỗ trợ Roon Labs cũng hoạt động rất nhiệt tình và giải quyết thắc mắc nhanh.

>>> Xem thêm: Chép nhạc lossless Hà Nội

 

Thông số chung của Jriver và Roon:

Phần mềm Music Server JriverPhần mềm Music Server Roon đều có các chức năng cơ bản như nhau nhưng cách vận hành và phương thức chuyển tải dữ liệu của mỗi phần mềm lại có sự khác nhau.

Jriver hoạt động với 2 giao thức phổ thông DLNA và UPnP còn Roon lại hoạt động theo phương pháp độc quyền của họ là Roon Advanced Audio Transport được viết tắt là RAAT, ưu điểm chính của phương pháp này là không bù vào độ sai lệch của Clock (Clock là 1 bộ đến nhịp trong thành phần bộ giải mã âm thanh DAC), Roon không yêu cầu Audio Codec trong thiết bị đầu cuối.

 

3 chức năng cơ bản trong hệ thống của 2 phần mềm Jriver và Roon

1. Cả 2 phần mềm đều hoạt động theo phương thức tạo thư viện và quản lý thư viện đó theo nguồn siêu dữ liệu (Metadata Tag) của nội dung file nhạc mà nó quản lý .

2. Các dữ liệu âm nhạc sẽ được thư viện quản lý và điều khiển để phát đến thiết bị cuối là giải mã âm thanh DAC.

3. Có khả năng biến đổi (convert) nguồn dữ liệu mà DAC không giải mã được thành nguồn có thể phát được trên thiết bị DAC đó.

Roon phân chia tách phần mềm của họ thành nhiều Modul (biến thể) có thể tải riêng từng thành phần để phù hợp với các thiết bị phần cứng ví dụ như Roon Core,  Roon Server, Roon ARC, Roon Remote, Roon Bridge, Roon Rock tương thích Windows, MacOS, thiết bị điều khiển Roon Remote có thể tải miễn phí trên kho phần mềm Android và Apple.

Roon tạo thêm 1 biến thể của bản Roon Core  là Roon Rock (Roon Optimized Core Kit) thích hợp cho nền Linux có thể cài trên các thiết bị Intel NUC nó cũng tương tự như Roon Bridge có khả năng lấy dữ liệu nhạc từ bên ngoài và phát đến thiết bị DAC qua cổng USB hoặc qua mạng LAN nội bộ.

Roon cung cấp bản Roon Bridge miễn phí cho những  thiết bị chạy chung với Roon Core để biến các máy tính thứ 2 chạy Windows, MacOS, Linux, các thiết bị ARM thành thiết bị Endpoint (máy tính thứ 2 là máy phát lại gọi là thiết bị Endpoint) để phát ra các giải mã âm thanh DAC khác trong hệ thống chung gia đình.

Roon không sử dụng giao thức DLNA nhưng vẫn hoạt động chung được với các thiết bị có kết nối Chromecast, mọi thiết bị có hỗ trợ Chromecast đều cho thể sử dụng chung với Roon.

Các bản Roon ra đời trước năm 2022 không có khả năng truyền các file nhạc ra ngoài mạng LAN tuy nhiên từ khi bản Roon 2.0 ra đời hỗ trợ Roon ARC lúc này bạn có thể ngồi bất cứ ở đâu trên thế giới vẫn có thể truy cập nghe nhạc nội dung của mình phát ra từ Roon Core 2.0, chất lượng Roon ARC đến thời điểm hiện tại mới chỉ đáp ứng được chất lượng lossless, cụ thể là dù máy chủ điều hành các file DSD hay Hi Res 24Bit thì khi ARC nhận được sẽ downstream thành lossless ở 16Bit, 44,1Khz với điều kiện thiết bị như điện thoại và Ipad phải dùng Wifi, nếu dùng 4G sẽ bị chuyển về chất lượng MP3.

Riêng chức năng phát ra ngoài mạng LAN Roon đi sau Jriver rất lâu, tính năng phát ra ngoài mạng của Jriver đã có từ những ngày Jriver mới phát triển, tuy nhiên đến nay ARC cũng mới chỉ phát triển với phương thức phát trên di động rồi thiết bị di động đó phát Airplay hay Bluetooth sang các thiết bị ngoại vi khác như loa Bluetooth hay các thiết bị giải mã âm thanh có tích hợp Airplay hay Bluetooth.

 

 roon arc và jriver phát nhạc ra ngoài mạng LAN

 

Jriver cho phép PC khác bên ngoài mạng LAN kết nối với Acceskey của PC chủ có thể streaming trực tiếp các file nhạc với chất lượng theo đúng định dạng file đang lưu trữ trên PC Jriver chủ, nói cho dễ hiểu hơn là nếu đường truyền đủ mạnh thì Jriver chủ ở Việt nam người dùng ở Mỹ vẫn có thể truy cập và chơi các file DSD nguyên bản truy cập từ PC Jriver đang bật ở Việt Nam.

Như đã đề cập ở trên Roon tách các chức năng ra thành nhiều Modul cho tải về cài đặt theo nhu cầu,  Jriver là 1 gói hoàn chỉnh có nhiều tính năng hơn Roon tích hợp trên 1 phần mềm duy nhất cho 1 hệ điều hành. 

Jriver có 1 yếu điểm là các tính năng trên các nền tảng hệ điều hành không giống nhau, có 1 số tính năng hạn chế với MacOS tuy nhiên đến các phiên bản mới gần đây đã khắc phục nói chung gần hết các sự hạn chế này.

Jriver sử dụng giao thức DLNA và UPnP nên tính tương thích với các thiết bị có thể nói là rất đa dạng, chỉ cần máy nào có trình duyệt Web là cũng đã có thể truy cập để phát nội dung từ máy chủ Jriver. 

 

Mua gì và nhận được gì ?

Jriver bán phần mềm cho bạn với các hệ điều hành Windows và MacOS do bạn tự chọn HĐH với giá 60 USD cho bản quyền vĩnh viễn, khi có bản mới hơn ra bạn phải trả phí nâng cấp bằng 1/3 giá tiền bản chính, nếu các nâng cấp chả có gì để quan tâm bạn vẫn dùng nó cả đời không phải trả thêm bất cứ chi phí nào.

 

Nhận cài đặt phần mềm Music Server Jriver
 

Roon thu phí theo phương thức mới nhất sẽ áp dụng từ tháng 1 năm 2023 với mức giá 15 USD /tháng, mua bản quyền vĩnh viễn sẽ phải trả 830 USD được phép Update nếu có ra bản mới, Roon chỉ cho phép dùng 1 bản quyền với 1 máy khi mua, Jriver cho phép 1 bản quyền dùng được 10 máy. Phần mềm để chọn bài trên điện thoại hay Ipad với Jriver bạn sẽ phải trả phí tải cho bản Remote là 215 nghìn VNĐ còn với Roon bạn tải Roon Remote miễn phí.

 

Nhận cài đặt phần mềm Music Server Roon

 


 

Tải xuống và cài đặt:

Việc chọn phần mềm Jriver hay Roon trước khi tải xuống phụ thuộc vào độ đam mê của bạn, 2 phần mềm có 2 mức giá chênh lệch khá cao tính ra hơn nhau đến 14 lần (60 USD của Jriver và 830 USD của Roon), phải khẳng định là chất lượng âm thanh của 2 phần mềm không khác nhau nhiều vì nó hoạt động theo phương thức bitperfect cụ thể các phần mềm chỉ làm nhiệm vụ điều hành dữ liệu kho nhạc Online hoặc dữ liệu Offline (Offline là dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ ổ cứng, USB hay ổ cứng NAS), phần mềm Music Server Roon hay Jriver bản chất không tham gia vào quá trình giải mã file nhạc, bạn hình dung nó như là 1 chiếc đầu CD Tranporter vậy, vì CD Transporter chỉ có thành phần chính là bộ cơ và mắt đọc đĩa CD chứ không có chip giải mã, người chơi CD Transporter bắt buộc phải có bộ giải mã âm thanh DAC rời để giải mã tín hiệu chưa được đồng bộ từ CD Transporter sang DAC.


Roon khác Jriver ở tính năng cho phép đăng nhập dịch vụ trực tuyến TidalQobuz ngay trên Roon Core và sẽ phát nội dung 2 dịch vụ này trực tiếp trên phần mềm Roon chuyển trực tiếp đến bộ giải mã DAC, Jriver không có tính năng trực tuyến của 2 dịch vụ này đây là điểm yếu hơn so với Roon tuy nhiên bạn vẫn có thể cài phần mềm của bên thứ 3 là Mconnect có bản miễn phí và bản trả phí chỉ 100K bạn vẫn có thể chơi Tidal và Qobuz thông qua Jriver và chất lượng đảm bảo không có sự khác biệt.

Jriver cho phép truyền tải và chơi cả file Video chức năng này Roon không có, bạn có thể cho phép Jriver truy cập nội dung Video: phim, ảnh, nhạc lưu trữ ở ổ cứng hay NAS, rồi phát ở bất cứ đâu hoặc xem ngay trên điện thoại, Ipad. 

 

Phần cứng  

Yêu cầu phần cứng cho Music Server RoonJriver thực sự không phải là điều cần quan tâm lắm, bạn chỉ cần tối thiểu 1 máy tính có hệ điều hành Windows 10 hoặc MacOS với phần cứng khiêm tốn RAM 4GB là có thể sử dụng tốt, yếu tố cần quan tâm hơn với PC hay MacOS cài Jriver đó là cần có những PC không sử dụng đến các thành phần có tác động vật lý của các loại động cơ dù nhỏ hay siêu nhỏ từ quạt tản nhiệt CPU hay ổ cứng cho hệ điều hành, vì tất cả những loại mô tơ điện loại này ít nhiều đều ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu âm thanh.

Nên đầu tư các loại máy tính Mini PC Fanless nó là các loại PC được tích hợp CPU không gây ra nhiệt cao nên nhà sản xuất không trang bị quạt tản nhiệt cho CPU, các loại máy này tiêu tốn năng lượng rất ít có thể bật thời gian dài mà không phát sinh hoá đơn tiền điện.

GPU trên PC có ảnh hưởng 1 chút đến tốc độ mở các bìa đĩa CD ví dụ như phần mềm Roon có các tính năng hiển thị thêm các gợi ý thường Load thêm các bìa đĩa CD từ Internet về, khi nghe nhạc Online sẽ cần có Card đồ họa nhỉnh hơn 1 chút để việc nạp các file ảnh bìa đĩa nhanh hơn, tuy nhiên để cảm nhận tốc độ load ảnh giữa máy có GPU khỏe và yếu không quá nhiều khác biệt, chủ yếu vẫn phải là đường truyền Internet băng thông nhanh cho phép Loading các bìa đĩa CD nhanh, nếu chơi file nhạc lossless từ nội dung lưu trữ offline trên ổ cứng GPU sẽ không quan trọng.

 

2. Kinh nghiệm tải kho nhạc lossless khổng lồ:

 

2.1. Cài đặt và cấu hình:

Việc tải xuống và cài đặt của 2 phần mềm kho nhạc lossless khổng lồ đều rất đơn giản, ở Roon việc bổ sung các thiết lập cài đặt không cần nhiều kinh nghiệm nhưng ở Jriver có các tùy chỉnh bổ sung cho phép thiết lập nâng cao để có sự tương thích tốt nhất với các thiết bị giải mã âm thanh DAC, để có chất lượng file nhạc tốt đòi hỏi người yêu thích âm thanh sẽ phải kinh nghiệm tùy chỉnh để phần mềm Jriver với phần cứng là bộ giải mã DAC hoạt động hoàn hảo với nhau.

Việc cài đặt đơn giản ít tùy chỉnh như Roon có cái lợi đó là việc người yêu nhạc chỉ cần cài đặt theo vài hướng dẫn cơ bản là có thể dùng được, việc phần mềm có nhiều tùy chỉnh để lựa chọn như Jriver đôi khi không phải là thuận lợi cho những người mới làm quen, nhưng nó lại là món khoái khẩu cho những người đam mê công nghệ thích làm những việc khó.

Một thí dụ đơn giản nhất để so sánh tính đơn giản và tính phức tạp giữa Roon và Jriver đó là trình chọn bài trên điện thoại, Ipad ở Roon không cho phép người nghe nhạc chọn các Album nhạc Lossless theo tư duy quản lý thư mục như Windows Explorer (tư duy này ăn sâu vào chúng ta từ khi biết dùng máy tính), các thư mục trên ổ cứng chép nhạc lossless sẽ do người dùng chọn và chuyển vào các thư mục đặt tên lúc đó trên phần mềm Remote của điện thoại sẽ hiển thị theo giao diện thư mục, tạo điều kiện tìm kiếm dễ dàng hơn với những ai tự biên soạn chọn lọc thư mục theo ý thích, nó giống việc khi bạn vào thư viện bạn đã biết đi đến kệ sách nào để lấy cuốn sách cần đọc của mình.

Phần mềm Roon hoàn toàn không cho tùy chỉnh theo phương thức này, ở Jriver nếu chỉ cài đặt tùy chỉnh ở mức đơn giản bạn sẽ không tiếp cận được phương thức chọn bài này, đòi hỏi phải có các cài đặt nâng cao lúc đó Jriver mới cho phép chúng ta sử dụng cách hiển thư dữ liệu âm nhạc theo thư mục.

Jriver mới đây cho ra phần mềm Music Server cả trên hệ điều hành Android đang có số người sử dụng lớn nhất thế giới, bản tải về với mức giá 10 USD rất hợp lý cho những ai đang sở hữu các thiết bị Media Player với nền tảng Android, để so sánh tính phổ cập có lẽ 1 lần nữa Jriver vẫn nhỉnh hơn Roon ở tính đa dạng, đa dụng và có cộng động người dùng lớn.

 

2.2. Lựa chọn:

Cả 2 lựa chọn Jriver hay Roon đều làm người đam mê âm thanh máy tính rất hài lòng bởi những hỗ trợ tiện ích và chất lượng âm thanh, mỗi phần mềm đều có điểm tương đồng và điểm khác biệt.

Mỗi phần mềm đều có giao diện có thể làm người này thích nhưng người khác không thích, giá thành rẻ chỉ 60 USD cho bản quyền của Jriver nhiều khi lại chưa thuyết phục được những người có điều kiện kinh tế dư dả mua Roon với giá 830 USD và ngược lại.

Điểm cốt yếu của cả 2 phần mềm chắc chắn là chất lượng âm thanh, bản chất sẽ là 2 phần mềm cho chất lượng âm thanh gần như giống nhau vì nó không can thiệp vào việc giải mã âm thanh mà chỉ làm nhiệm vụ điều hành và vận chuyển file nhạc đến thiết bị giải mã DAC (Transporter) .

Cả 2 phần mềm khi cài lên trên các máy tính PC được tối ưu tốt cho việc nghe nhạc như các loại Mini PC Fanless đều cho hiệu suất làm việc tương tự, so sánh cho thấy việc cài phần mềm Roon và Jriver lên các máy tính Mini PC Fanless và không tắt máy trong thời gian dài ngày đều không gây ra các trục trặc cho máy tính vì phần mềm ăn rất ít điện năng và không tiêu hao nhiều đến cấu hình của PC, đây chính là yếu tố quan trọng mà 1 Music Server cần có là phải có đủ năng lực để làm việc dài ngày 24/7 mà không cần nghỉ.

 

2.3. Thư viện quản lý:

Nhiệm vụ chính của cả 2 phần mềm đó là quản lý dữ liệu kho nhạc lossless khổng lồ được lưu trên máy tính để điều hành và trích xuất ra giao diện tìm kiếm trên các thiết bị di động sao cho trực quan nhất, nếu bạn sở hữu 1 kho dữ liệu nhạc thông qua tự rip từ các đĩa CD gốc hay sưu tầm từ các nguồn khác sẽ gặp 1 vấn đề trục trặc lớn nếu các file nhạc đó không được làm Metadata tag cẩn thận và tỷ mỉ vì nếu các trường thông tin được nhúng trong mục siêu dữ liệu (metadata) không chính xác sẽ cho kết quả tìm kiếm có thể lẫn lộn hoặc là không thể tìm được khi các Album nhạc không được nhúng các thông tin tìm kiếm, phương thức tìm kiếm của 2 phần mềm gần như không có sự khác biệt chỉ là cách thể hiện các kết quả tìm kiếm khác nhau ở cách biên soạn giao diện của mỗi phần mềm.

 

 

Về mặt đồ họa thư viện tìm kiếm Roon cho khả năng đa dạng hơn cả về quản lý dữ liệu online cũng như offline, thậm chí 1 số Album file nhạc phần metatag không đây đủ Roon sẽ bổ sung thông tin lấy về từ Internet.

Để trở thành 1 người mê nhạc lossless thực thụ bạn cần có niềm đam mê lâu dài ngay cả việc hàng ngày hoàn thiện phần thẻ (tag) cho các Album sưu tầm của mình là công việc mất thời gian nhưng nó sẽ là các lưu trữ có giá trị cao hơn so với các bản rip chất lượng nhưng không được làm dữ liệu quản lý chuẩn.

So sánh tốc độ tìm kiếm 1 Album nhạc giữa JriverRoon không có sự khác biệt nếu cùng test trên 1 thiết bị và cùng kho dữ liệu chung. Roon sẽ thực hiện công việc nhiều hơn Jriver trong khâu hậu trường của việc tìm kiếm cụ thể đó là nó sẽ lấy 1 số thông tin trong mục tag của Album và so sánh thêm trên Internet để nếu có thể sẽ bổ sung thêm 1 số thông tin chi tiết hơn về bản ghi âm, có thể thay đổi tag thêm nếu người dùng có nhu cầu. Jriver cũng có trình sửa thẻ Metadata tag ngay trên giao diện sử dụng để hoàn thiện hơn cho các Album nhạc được lưu trữ trên ổ cứng chép kho nhạc lossless khổng lồ sưu tầm của bạn.

 

2.4. Trình phát lại (Playback)

Roon và Jriver đều cho phép phát File nhạc lossless đến đúng các thiết bị giải mã âm thanh DAC khi có cài đặt trình điều khiển Audio Driver, 2 phần mềm cho phép phát các file nhạc dạng Native đến các đầu giải mã DAC.

Cả 2 phần mềm đều cho phép phát nhạc cùng lúc với nhiều nội dung khác nhau đến các khu vực khác nhau còn gọi là Zone, cả 2 phần mềm đều cho phép máy tính thứ 2 hay thứ 3 tiếp nhận dữ liệu từ máy chính thứ nhất để phát ra các giải mã âm thanh khác nhau trong nhà, trên Roon cài thêm phần mềm Roon Bridge miễn phí tải về, Jriver cần cài thêm 1 bản Jriver như máy chủ để kết nối dữ liệu với nhau.

Về mặt lý thuyết có nghĩa bạn có 1 bản Roon Core làm máy chủ bạn có thể cài thêm hàng trăm máy Roon Bridge trong cùng gia đình để sử dụng chung tài nguyên của máy Roon Core, Jriver cho phép mua 1 bản quyền cài trên 10 máy có nghĩa máy 1 cài hết 1 bản suy ra sẽ có 9 bản còn lại cài cho các máy trong nhóm (Zone).

 

2.5. Chất lượng âm thanh:

Để phân biệt hay so sánh được chất lượng âm thanh của 2 phần mềm với nhau quả là điều không hề dễ dàng, cả 2 phần mềm đều có chất lượng âm thanh tuyệt vời tất nhiên chả thể ngăn được các cảm nhận khác nhau của người dùng đăng đàn trên các diễn đàn Audiophile .

2.6. Trích vài cảm nhận khác nhau của người dùng :

“Roon đánh bại Jriver hàng dặm bởi nó năng động hơn, chi tiết hơn.”

Ngược lại với đánh giá này có những bình luận ở diễn đàn Audiophile khác:

“Roon nghe sáng hơn Jriver và âm thanh mỏng hơn nhiều. Trường âm và độ động dường như bị hụt,  ở Jriver cho thấy âm thanh phát lại đều và chặt chẽ hơn, giọng hát mượt mà, sự khác biệt lớn nhất là sân khấu âm thanh mở hơn, tốt hơn Roon rất nhiều.”

1 nhà phê bình chuyên gia âm thanh có tiếng thì nói:

“Âm thanh của Roon nghe đầy đặn và bốc lửa hơn so với Jriver, Jplay hay Foorbar2000, âm thanh của nó mạnh hơn nhiều, độ phân giải và trường âm có sự cân bằng.”

Có rất nhiều cuộc khảo sát trên cộng đồng mạng Internet cho thấy sự phân chia của 2 trường phái người chơi Roon và Jriver là khác đồng đều, nếu cùng 1 nguồn âm cùng 1 đầu phát rất khó có thể phân biệt dù là 1 điểm nhỏ nhất.

Tất cả các bình luận khen và chê có lẽ vẫn là những sự hâm mộ được cường điệu hóa theo sở thích cá nhân là chính, rõ ràng nếu test mù trên 1 hệ thống giống nhau chắc chắn sẽ rất khó cho các Audiophile phân biệt được vì cả 2 phần mềm đều tạo ra chất lượng âm nhạc rất hay.

 

3. Kết luận về kho nhạc lossless khổng lồ

Roon và Jriver đều là 2 gói phần mềm Music Server tuyệt vời nhất dành cho những người yêu âm thanh thưởng thức âm nhạc trên máy tính phát lại nhạc chất lượng cao nhất mà hệ thống sẽ tái tạo lại.

2 phần mềm đều hỗ trợ cho các nền tảng hệ điều hành thông dụng nhất, yêu mến sự đơn giản sẽ dùng Roon vì đa số các tác vụ sẽ dễ dàng đơn giản hơn, tuổi đời của Roon không được nhiều như Jriver nên diễn đàn hỗ trợ thông tin chưa phong phú được như Jriver.

Cả 2 đều xử lý tốt các thư viện với hàng chục nghìn đầu mục chương trình, mọi lỗi sử dụng đều được đội ngũ hỗ trợ của cả 2 bên xử lý nhanh và tốt. Phần mềm điều khiển Remote hay còn gọi là GUI của Roon có phần vượt trội hơn Jriver ở độ chi tiết và cách trình bày.

 

Jriver có thể dễ dàng truy cập từ mọi nơi với phần mềm Jremote hoặc có thể với cả trình duyệt Web, cả 2 đều có tính năng phát nhạc ra ngoài tạo điều kiện tốt cho việc truy cập nội dung nhạc trên điện thoại và có thể phát ra các loa trên xe hơi. Jriver có thêm mục Internet Radio với các kênh Radio phát nhạc Lossless chất lượng rất ổn định.

Roon có lợi thế phát nhạc qua dịch vụ Tidal hay Qobuz trực tiếp trên phần mềm Roon còn Jriver sẽ phát qua 1 phần mềm khác của bên thứ 3 cho chất lượng như nhau.

Jriver là phần mềm đa phương tiện còn cho phép Streaming cả Video mà Roon không có tính năng này.

 

Bài viết này Vinhstudio muốn đặt ra 1 câu hỏi mà phần lớn các cuộc thảo luận trên mạng chưa bao giờ đến hồi kết đó là :

Liệu so với chi phí phải bỏ ra 830 USD với Chi phí 60 USD thì ta chọn cái nào, tối ưu nhất đương nhiên chọn cả 2 nếu có điều kiện kinh tế dư giả, tuy nhiên nếu để chọn cho riêng mình 1 phần mềm tối ưu ở mức tổng thể tôi sẽ chọn phần mềm Music Server Jriver vì chi phí của Jriver thực sự dễ chịu hơn rất nhiều cũng như mọi điểm ưu hay khuyết khi phải so sánh với Roon cũng chả kém cạnh gì .

 

Lời cuối nhắn nhủ đến cộng đồng Audiophile đam mê nhạc lossless hãy chi tiêu đầu tư những thứ mình cảm thấy thật sự thích, không nên nghe theo bất cứ lời quảng cáo nào, khái niệm bản quyền trọn đời như của Roon hay của Jriver cũng chỉ là 1 khái niệm mong manh trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, làm sao biết được ngày mai thế nào, năm sau nếu có 1 dịch vụ âm nhạc khác ra đời tốt hơn hẳn Jriver và Roon và giá thành cũng dễ tiếp cận hơn lúc đó việc chi tiều vượt mức trước kia có thể sẽ là rào cản tâm lý để ta tiếp tục thỏa mãn đam mê.

VINHSTUDIO



 

Vinhstudio có Support dịch vụ chuyên nghiệp cài đặt thiết lập phần mềm Music Server Roon và phần mềm Music Server Jriver, nhận cài đặt Online qua mạng qua Teamview và Ultraview, tất cả mọi mong muốn của quý khách đều có thể được thực hiện 1 cách chuyên nghiệp và nhanh nhất.

Ngoài ra Vinhstudio sở hữu kho nhạc lossless khổng lồ chất lượng cao được 100% rip từ đĩa CD gốc với các ổ cứng nhạc lossless dung lượng 1TB đến 4TB, tất cả các Album nhạc đảm bảo được rip cẩn thận và có tích hợp Metadata tag chuẩn quốc tế phù hợp để sử dụng trên các Music Server Roon và Music Server Jriver. Dịch vụ chép nội dung nhạc lossless vào ổ cứng với giá phải chăng Hãy liên lạc với MR. Vinh 0936999663 để được giải đáp mọi yêu cầu.

 

 Cài đặt phần mềm roon và Jriver

 

 

Đối tác cung cấp

  • KEF
  • Devialet
  • Dynaudio
  • Marantz
  • Chord
  • Pioneer
  • Aurender DAC
  • Tannoy
  • Klipsch
  • Denon